1. Hệ thống quản lý môi trường (EMS) là gì?
Hệ thống quản lý môi trường (Environmental
Management System - EMS) là một phần trong hệ thống quản lý của một tổ
chức được sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách môi trường và quản
lý các khía cạnh môi trường của tổ chức.
Hệ thống quản lý môi trường được xây dựng trên
cơ sở các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, phiên bản hiện hành là ISO 14001:2004. Hoạt động của hệ thống quản lý môi trường dựa theo mô hình
PDCA - Hoạch định, thực hiện, kiểm tra, hành động, cụ thể:
Hoạch định: Xác định các khía cạnh môi trường, thiết lập mục đích và chỉ tiêu môi trường;
Thực hiện: Tiến hành đào tạo và kiểm soát vận hành;
Kiểm tra: Kiểm tra và tiến hành các hành động khắc phục; và
Hành động: Triển khai các chương trình môi trường, thực hiện việc xem xét, và cải tiến liên tục.
TIP Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn được
công nhận rộng rãi nhất trên thế giới về cách tiếp cận có hệ thống đối
với quản lý môi trường.
2. Tại sao hệ thống quản lý môi trường hữu ích?
Hệ thống quản lý môi trường cho phép tổ chức của bạn xác định và kiểm soát các tác động môi trường tổ chức gây ra.
3. Hệ thống quản lý môi trường hỗ trợ gì?
Hệ thống quản lý môi trường sẽ giúp bạn xác
định những thứ tác động đến môi trường, và xây dựng các quy trình nhằm
ngăn ngừa hoặc giảm tối đa tác động này.
4. Hệ thống quản lý môi trường được áp dụng tại đâu?
Hệ thống quản lý môi trường có thể áp dụng Hệ
thống quản lý môi trường cho mọi loại hình tổ chức với các quy mô khác
nhau trong Phạm vi mà bạn đã xác định.
5. Khi nào Hệ thống quản lý môi trường có ý nghĩa?
Khi một tổ chức muốn hiểu những tác động đối
với môi trường và kiểm soát chúng. Các tác động môi trường thường liên
quan tới chất thải và những tiết kiệm có ý nghĩa nhờ cải tiến quản lý.
6. Hệ thống quản lý môi trường đem lại lợi ích cho ai?
Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ nâng
cao hiệu quả Hoạt động, Sản phẩm và Dịch vụ của tổ chức, vì vậy, nó
mang lại lợi ích cho toàn tổ chức. Các mối quan hệ với nhà cung cấp và
khách hàng có thể được cải thiện thông qua việc quản lý nhất quán và
giảm thiểu các tác động.
Cộng đồng xung quanh cũng có thể hưởng lợi từ
việc giảm thiểu các tác động môi trường, và nhận thấy rằng tổ chức sẽ
thực hiện việc ngăn ngừa những tai nạn hoặc các tác động có thể trong
tương lai một cách hệ thống.
Lưu
ý: Một sự kết hợp giữa Hệ thống quản lý môi
trường và việc tuân thủ các quy định pháp lý về môi trường có thể áp
dụng cho tổ chức của bạn. Các quy định pháp lý về môi trường có thể giúp
bạn xác định các lĩnh vực liên quan đến các tác động môi trường của tổ
chức bạn và vì thế cho biết bạn cần tập trung những nỗ lực quản lý môi
trường vào đâu. Ngược lại, Hệ thống quản lý môi trường có thể là một
công cụ quản lý và nâng cao sự tuân thủ với các quy định pháp lý về môi
trường.
Tuy nhiên, quan trọng là phải hiểu rằng hai vấn
đề này là rất khác nhau. Hệ thống quản lý môi trường không đưa thêm bất
kỳ một yêu cầu pháp lý nào đối với tổ chức của bạn, cũng như không có
nghĩa là Hệ thống quản lý môi trường lúc nào cũng phải tuân thủ 100% để góp thêm ích lợi cho tổ chức của bạn.
Một vài quy định pháp lý tập trung vào các hoạt
động báo cáo mà không đưa ra hướng dẫn cách thức bạn có thể nâng cao
hiệu quả hoạt động môi trường. Bản đồ sinh thái đưa ra hướng dẫn bằng
cách giúp bạn xác định các vấn đề cụ thể đối với các hoạt động tồn tại ở
đâu. Khi đã xác định được các vấn đề và các cơ hội cải tiến ở đâu, bạn
nên kiểm tra chéo với các vấn đề pháp định.