Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

An toàn đồ chơi trẻ em – vấn đề cần được quan tâm

Đồ chơi là thứ không thể thiếu đối với trẻ em. Nó không những đóng vai trò giải trí cho trẻ mà còn có vai trò giáo dục hết sức quan trọng, giúp ích cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ nhỏ. Việc lựa chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt đảm bảo an toàn là vấn đề rất cần được sự quan tâm của các ngành, các cấp.
Từ hàng chục năm nay, trên thị trường tại Việt Nam nói chung đồ chơi trẻ em đã trở thành "sân chơi" độc quyền của Trung Quốc với đa dạng các loại đồ chơi từ đơn giản đến những loại điều khiển từ xa, sử dụng tia laze, bạo lực... rất phong phú và hấp dẫn với trẻ nhỏ. Đồ chơi Trung Quốc có mặt ở hầu hết tại siêu thị lớn, quầy bán hàng tự chọn mẹ và bé, quầy lưu niệm…. Điều đáng nói, phần lớn đồ chơi Trung Quốc được bày bán trên thị trường đều là hàng hóa nhập lậu, không có nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm tra chất lượng và kiểm định độ an toàn.
Nguyên nhân chủ yếu là do: Đồ chơi nhập lậu từ Trung Quốc giá rẻ, phong phú về chủng loại, hấp dẫn với trẻ nhỏ trong khi đó đồ chơi trẻ em của Việt Nam lại không đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng lẫn chủng loại. Đối với các loại đồ chơi nhập khẩu của các hãng có tên tuổi, nhập bằng con đường chính ngạch trên thị trường chiếm tỷ lệ rất ít và chỉ thấy xuất hiện tại siêu thị và cửa hàng lớn. Những đồ chơi này giá khá đắt trong khi mức thu nhập của phần lớn người dân còn thấp, nên chỉ phù hợp được với một số ít trẻ em. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đồ chơi nhập lậu kém chất lượng, mang tính bạo lực, thiếu giáo dục… tràn lan trên thị trường. Do thu nhập thấp nên người tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác ngoài những đồ chơi giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Để quản lý chất lượng và an toàn đối với đồ chơi trẻ em, từ thập niên 90 của thế kỷ XX, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã xây dựng tiêu chuẩn TCVN về an toàn đồ chơi trẻ em; năm 2009 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN về việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồ chơi trẻ em (QCVN 3:2009/BKHCN). Theo đó, đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy (CR).
Tuy vậy, vấn đề quản lý chất lượng và an toàn đối với đồ chơi trẻ em còn gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng nhập khẩu theo đường tiểu ngạch, nhập lậu chưa thể kiểm soát triệt để; đối với đồ chơi sản xuất trong nước đa số là cơ sở nhỏ lẻ, mạnh mún nên việc thực hiện các quy định theo QCVN 3 : 2009/BKHCN chưa tốt, chính vì vậy tình trạng không đảm bảo an toàn, nhiễm độc tố tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sửc khỏe trẻ nhỏ; đồ chơi trẻ em nhập khẩu không chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, không ghi nhãn hoặc ghi nhãn không đúng quy định đang diễn ra phổ biến.
Theo báo cáo tổng hợp của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, kết quả thanh kiểm tra trong năm 2012 của 39 tỉnh, thành phố tại 460 cơ sở kinh doanh, buôn bán đồ chơi trẻ em với 26.686 mẫu được kiểm tra, đã phát hiện 10.366 mẫu vi phạm (chiếm 34,9%); 10.428 mẫu không có dấu hợp quy (chiếm 35,1%); 13.722 mẫu không có chứng nhận hợp quy (chiếm 53,5%).
Kết quả kiểm tra của Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa kiểm tra 37 cơ sở trên toàn quốc với tổng số 292 mẫu đồ chơi, phát hiện 43 mẫu vi phạm. Đối với đồ chơi thú nhún làm bằng nhựa dẻo đã phát hiện hàm lượng chất Phthaletes chiếm 5.106 – 9.540 mg/kg cao gấp 5 đến 9 lần tiêu chuẩn hiện hành của Thế giới (đây là chất có thể gây tác hại đến sinh sản, tổn thương các cơ quan, làm suy giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết và nguy cơ gây ung thư…).
Từ thực trạng đó, ngày 23/4/2013 Bộ Khoa học và Công nghệ đã có văn bản chỉ đạo và đề nghị các tỉnh thành phố trên toàn quốc phối hợp tổ chức thanh tra diện rộng chuyên đề về đồ chơi trẻ em trong tháng 8 và tháng 9/2013 nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em. Hy vọng, với động thái này từ phía cơ quan quản lý sẽ mang lại thị trường trong sạch và lành mạnh cho đồ chơi trẻ em.
Ngoài việc vào cuộc của cơ quan quản lý thì việc lựa chọn và sử dụng đồ chơi cho trẻ em đảm bảo yêu cầu về an toàn đối với người tiêu dùng là việc làm không kém phần quan trọng. Để lựa chọn được đồ chơi phù hợp và đảm bảo an toàn đối với trẻ em người tiêu dùng cần chú ý một số vần đề sau:
Thứ nhất: Lựa chọn đồ chơi phải được ghi nhãn đầy đủ theo quy định, có gắn tem hợp quy CR, có ghi các thông tin cảnh báo vệ sinh, an toàn và hướng dẫn sử dụng rõ ràng….
Thứ 2: Lựa chọn đồ chơi theo đúng độ tuổi ghi trên bao bì, nhãn hàng hóa.
Thứ 3: Không lựa chọn đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, gươm, súng….). Chúng ta hãy hướng con em mình chơi những trò chơi lành mạnh, đừng gieo vào đầu con trẻ những ý tưởng bạo lực. Hãy tạo cho trẻ bầu không khí học mà chơi, chơi mà học.

Thực trạng thị trường phân bón hiện nay

1/ Nhu cầu phân bón.
Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại. Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400 – 500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá.
2/ Tình hình sản xuất trong nước.
Phân Urea, hiện tại năng lực trong nước đến thời điểm hiện tại là 2,340 triệu tấn/năm, bao gồm Đạm Phú Mỹ 800.000 tấn, Đạm Cà Mau 800.000 tấn, Đạm Hà Bắc 180.000 tấn, Đạm Ninh Bình 560.000 tấn. Dự kiến cuối năm 2014, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ 180.000 tấn lên 500.000 tấn/năm, cả nước sẽ có 2,660 triệu tấn/năm. Như vậy, về Urea đến nay, sản xuất trong nước không những phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có lượng để xuất khẩu.
Phân DAP, hiện sản xuất trong nước tại nhà máy DAP Đình Vũ 330.000 tấn/năm, đến hết 2015 có thêm nhà máy DAP Lào Cai công suất 330.000 tấn/năm và theo kế hoạch của Thủ tướng từ nay đến hết năm 2015 sẽ có thêm một nhà máy DAP nữa hoặc nâng công suất hiện có của DAP Đình Vũ lên thêm 330.000 tấn/năm. Như vậy sau 2015 sản xuất trong nước có thể đạt tới gần 1 triệu tấn DAP/năm, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Hiện tại từ nay đến hết năm 2014, chúng ta vẫn phải nhập khẩu DAP thêm từ 500.000 – 600.000 tấn/năm.
Phân Lân: Hiện tại Supe Lân sản xuất trong nước có công suất 1,2 triệu tấn/năm, bao gồm nhà máy Lâm Thao công suất 800.000 tấn/năm, Lào Cai 200.000 tấn/năm và Long Thành 200.000 tấn/năm.
Sản xuất Lân nung chảy hiện tại vào khoảng 600.000 tấn/năm bao gồm nhà máy Văn Điển và nhà máy Ninh Bình. Dự kiến tương lai sẽ có thêm khoảng 500.000 tấn/năm của 3 nhà máy mới ( Lào Cai, Thanh Hóa,…)
Như vậy sản xuất phân Lân trong nước cũng đáp ứng được về cơ bản cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước.
Phân NPK: Hiện cả nước có tới cả trăm đơn vị sản xuất phân bón tổng hợp NPK các loại. Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng có nhiều dạng khác nhau, từ công nghệ cuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủ công bình thường đến các nhà máy có thiết bị và công nghệ tiên tiến. Về quy mô sản xuất tại các đơn vị cũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm tới vài trăm ngàn tấn/năm và tổng công suất vào khoảng trtên 3,7 triệu tấn/năm. Nói chung là sản xuất NPK ở Việt Nam vô cùng phong phú cả về thiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy. Chính điều này đã dẫn tới sản phẩm NPK ở Việt Nam rất nhiều loại khác nhau cả về chất lượng, số lượng đến hình thức bao gói.
Phân Kali: Hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có mỏ quặng Kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Phân SA: Hiện tại nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất SA và nhu cầu của nước ta vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài.
Phân Hữu cơ và vi sinh: Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng 400.000 tấn/năm, tương lai nhóm phân bón này vẫn có khả năng phát triển do tác dụng của chúng với cây trồng, làm tơ xốp đất, trong khi đó nguyên liệu được tận dụng từ các loại rác và phế thải cùng than mùn sẵn có ở nước ta.
3/ Tình hình nhập khẩu.
Theo số liệu thống kê thì nhập khẩu 8 thàng đầu năm 2013 ở nước ta vào khoảng gần 3 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó DAP gần 550.000 tấn, Kali trên 560.000 tấn, SA khoảng 750.000 tấn, Urea 420.000 tấn, NPK 350.000 tấn.
Về DAP, so với nhu cầu về cơ bản chúng ta đã nhập khẩu đủ cho lượng dùng của cả năm ( SX trong nước 330.000 tấn, nhu cầu cả nước vào khoảng 900.000 tấn/năm). Hiện tại giá DAP Quốc tế đang có xu hướng giảm, nếu các doanh nghiệp không có giải pháp tốt, một lượng DAP giá thấp hơn sẽ tiếp tục chảy về Việt Nam gây thua lỗ cho các doanh nghiệp đã nhập khẩu chờ cung ứng,
Về Kali, nhập khẩu còn thiếu so với nhu cầu vào khoảng 400.000 tấn cho năm 2013. Tuy nhiên, hiện tại thị trường Kali trên thế giới đang có nhiều biến động và rất có khả năng gây biến động cho thị trường trong nước cả về mặt giá cả lẫn lượng hàng nhập khẩu vào các tháng cuối của năm 2013, đầu năm 2014.
Riêng về SA, lượng nhập khẩu từ đầu năm tới nay là khá lớn (750.000/ nhu cầu 850.000 tấn). Do mất cân đối về cung cầu SA trên thế giới nên từ quý II năm nay đến giờ, giá SA Quốc tế liên tục giảm. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ nhập “cứ lô sau giá thấp hơn gỡ cho lô trước giá cao…” đã dẫn tới lượng nhập về cho năm nay là quá nhiều, tính đến thời điểm hiện nay. Kết quả của việc nhập khẩu SA từ đầu năn đến nay của các doanh nghiệp là thua lỗ và hiện tại giá SA Quốc tế vẫn chưa khẳng định được là đã dừng lại. Đây cũng là một bài học cho việc cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam về giá cả trong bối cảnh thị trường Quốc tế có chiều hướng đi xuống.
Về Urea, mặc dù lượng sản xuất trong nước không thiếu nhưng do để giá chênh lệch quá lớn giữa Urea sản xuất trong nước và Urea nhập khẩu dẫn tới một lượng khá lớn (420.000 tấn) Urea ngoại được nhập vào Việt nam. Giá thành Urea sản xuất trong nước không biết cao hơn giá Urea nước ngoài sản xuất không, chất lượng không biết cao hơn cỡ nào nhưng giá bán Urea trong nước thời gian qua cao hơn giá Urea ngoại chừng 1,2 – 2 triệu đồng/tấn (60 -100 usd/mt). Đây cũng là một nghịch lý cần phải xem xét đê thị trường phân bón được lành mạnh và người nông dân thực sự có chi phí hợp lý cho giá thành sản phẩm của họ trong sản xuất nông nghiệp.
Về NPK, lượng nhập khẩu năm nay đến thời điểm này (350.000 tấn) là khá cao. Hầu hết các loại NPK nhập vào Việt Nam có công thức 16-16-8-13S, 15-15-15, 20-20-0… Do nước ngoài triển khai kênh bán độc quyền và tâm lý sính ngoại của một bộ phận nông dân nên mặc dù chất lượng, hàm lượng hữu hiệu của các loại phân bón này không hơn chất lượng các sản phẩm NPK trong nước nhưng vẫn bán được với giá cao hơn hẳn hàng cùng loại sản xuất trong nước. Hiện tại nguồn NPK sản xuất trong nước khá dồi dào, nhập khẩu NPK ngoại lại tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ… điều này chỉ ra rằng công tác tuyên truyền sản phẩm NPK trong nước, công tác khuyến nông … của chúng ta chưa tốt dẫn tới chi phí SXNN của một bộ phận bà con nông dân bị cao trong khi giá nông sản năm 2013 là chưa cao.

Những vấn đề của TACN 2016

Cam kết chăn nuôi không chất cấm
Ngày 1/4/2016, Cục Chăn nuôi đã có Công văn số 391/CN-GSN gửi Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện phong trào ký cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm. Tính đến đầu tháng 6, phong trào đã triển khai tại 55/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Thống kê từ các địa phương cho thấy, trong 285.878 hộ đã ký cam kết có 276.065 hộ chăn nuôi, chiếm 96,6% và 9.813 hộ thuộc đối tượng khác có liên quan (hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi, hộ kinh doanh thuốc thú y và giết mổ gia súc, gia cầm), chiếm 3,4%
Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tăng
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã chi hơn 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, tăng 1,23% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, đứng đầu là Nhật Bản với 4 triệu USD, tăng 72,2% so cùng kỳ; thứ hai là Trung Quốc với hơn 245 triệu USD, tăng 46,34%; UAE với gần 71 triệu USD, tăng 45,29%; Malaysia với gần 32 triệu USD, tăng 41,74%. Các thị trường chính cung cấp cho Việt Nam vẫn là Achentina, Mỹ, Trung Quốc và Áo… Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm 46,5% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 10,69% so với cùng kỳ năm ngoái.
 Tuyên chiến với kháng sinh
Năm 2016, Bộ NN&PTNT xác định tiếp tục đưa việc kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi vào chương trình trọng điểm, tuyên chiến với kháng sinh như làm với chất cấm. Mục đích vẫn là để người tiêu dùng được sử dụng những thực phẩm an toàn hơn.
Những con số thống kê cho thấy, hiện có đến 5% thuốc kháng sinh đang bị lạm dụng dùng trong nông nghiệp, đặc biệt trong chăn nuôi nhằm tăng năng suất song lại đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Cùng đó, kết quả điều tra của Cục Chăn nuôi cho thấy, tại 94 nhà máy sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn 18 tỉnh, thành phố cả nước cho thấy, nhiều cơ sở sử dụng hàm lượng kháng sinh trong sản xuất thức ăn cho gà, lợn cao hơn mức quy định. Điều này dẫn tới nguy cơ làm tăng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm và “nhờn” kháng sinh đối với vật nuôi.
Xử lý hình sự hành vi sử dụng chất cấm
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, từ ngày 1/7/2016, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử lý hình sự. Cụ thể, các tội: Sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190); Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191); Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193): Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 317) quy định, các cá nhân, tổ chức sử dụng các hóa chất, phụ gia bị cấm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi sẽ bị phạt hành chính từ 50 đến 200 triệu đồng, phạt tù từ 1 đến 5 năm. Trường hợp nặng có thể bị phạt tiền 1 tỷ đồng, phạt tù 20 năm.
Như vậy theo những quy định mới này, chỉ cần cấu thành hình thức, thay vì cấu thành vật chất như cũ là có thể có căn cứ để xử phạt. Tội sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử lý hình sự, cấu thành các tội liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người.

Đánh giá chứng nhận công ty Bao bì dược















Đánh giá giám sát công ty Hoàn Thiện