Chứng nhận hợp quy thực phẩm
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.
Chứng nhận hợp quy là bằng chứng để các tổ chức sản xuất, nhập khẩu chứng minh sản phẩm của mình đã được kiểm soát chặt chẽ mối nguy vật lý, ô nhiễm các loại vi sinh vật, không chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
VietCert cung cấp đa dạng các dịch vụ như chứng nhận, lập hồ sơ công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, kiểm tra và đánh giá. Điều đó sẽ giúp quý Đơn vị đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao và đối mặt được với những thách thức về các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn về chất lượng, sức khỏe và an toàn, trách nhiệm xã hội.
Theo thông tư
19/2012/TT-BYT của bộ Y tế, Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là
việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực
phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đây là một thủ tục bắt
buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước khi đưa
sản phẩm ra lưu thông sản phẩm ra thị trường.
2. Trình tự công
bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
a) Bước 1: Đánh giá
phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân
thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉ định hoặc
phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận;
đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm và quy
định chi tiết áp dụng cho từng loại sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu về an toàn
thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong trường hợp
Việt Nam chưa có quy định thì áp dụng theo quy định của Codex.
b) Bước 2: Đăng ký bản
công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân
công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố đến cơ quan tiếp nhận đăng ký theo
quy định.
3) Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
a) Hồ sơ pháp lý
chung, được lập thành một quyển, bao gồm:
- Giấy đăng ký kinh
doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ
chức, cá nhân;
- Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải có
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy đinh;
- Chứng chỉ phù hợp
tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá
nhân có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP
hoặc ISO 22000 hoặc tương đương ( nếu có )
b) Hồ sơ công bố phù
hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm
- Bản công bố phù hợp
quy định an toàn thực phẩm,
- Bản thông tin chi
tiết về sản phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm
sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an
toàn, do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản
sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có
thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp
pháp hóa lãnh sự).
- Kế hoạch kiểm soát
chất lượng;
- Kế hoạch giám sát định
kỳ;
- Mẫu nhãn sản;
- Mẫu sản phẩm hoàn
chỉnh đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam để đối chiếu khi nộp
hồ sơ;
- Giấy chứng nhận lưu
hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm
an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (
đôi với sản phẩm nhập khẩu );
4) Thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy xác nhận công
bố phù hợp quy dịnh ATTP.
a) Cục An toàn thực
phẩm đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực, các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, vật liệu
bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; xác nhận bằng văn bản đối với
sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng) chỉ nhằm phục vụ sản xuất trong
nội bộ doanh nghiệp, kinh doanh trong siêu thị, khách sạn bốn sao trở lên;
b) Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua
chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản
phẩm đó đóng trên địa bàn;
c) Cục An toàn thực
phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở
chính đóng trên địa bàn đối với sản phẩm sản xuất trong nước có mục đích xuất
khẩu khi có yêu cầu của nước nhập khẩu;
d) Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn
vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn: Sản
phẩm có cùng chất lượng của cùng một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm
về sản phẩm nhưng được sản xuất tại hai tỉnh, thành phố trở lên.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
MS YẾN - NHÂN VIÊN KỸ THUẬT
MAIL: VIETCERT.KYTHUAT50@GMAIL.COM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét