Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

ISO 9001 LÀ GÌ?

ISO 9001 LÀ GÌ?
Các tiêu chuẩn do ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - International Organisation for Standardisation) ban hành đều bắt đầu với chữ ISO. Tổ chức này là liên hiệp các Tổ chức tiêu chuẩn quốc gia (gồm 163 thành viên) hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất, thương mại và liên lạc trong các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới thông qua phát triển các tiêu chuẩn chất lượng chung. ISO thành lập năm 1947, trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sỹ.
Tiêu chuẩn phổ biến nhất là ISO 9001, một hệ thống quản lý chất lượng cơ bản có thể được sử dụng trong mọi ngành nghề với mọi quy mô ở bất cư nơi đâu trên thế giới. Đạt được chứng nhận ISO 9001(hoặc các hệ thống quản lý/ tiêu chuẩn khác) cung cấp những bằng chứng khách quan chứng minh được rằng một doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và thỏa mãn mọi yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng. Chuyên gia công bằng bên ngoài được gọi là các tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá tại cơ sở để xác định xem liệu công ty có tuân thủ theo tiêu chuẩn hay không. Nếu họ tuân thủ thì sẽ được cấp chứng chỉ có địa chỉ, phạm vi hoạt động và dấu của tổ chức công nhận - tổ chức công nhận sự hợp pháp của tổ chức chứng nhận đó.
Phiên bản thứ 5 của ISO 9001, ISO 9001:2015 đã được ban hành vào 15/9/2015. Phiên bản năm 2015có những thay đổi quan trọng mà theo cách nói của Nigel Croft, chủ tịch ban kỹ thuật ISO chịu trách nhiệm xây dựng và soát xét tiêu chuẩn, quá trình này giống một “bước tiến hóa” hơn là một “cuộc cách mạng”. Theo ông, ISO 9001 đã thực sự phù hợp với thế kỷ 21. Các phiên bản trước đó của ISO 9001 khá quy tắc với nhiều yêu cầu đối với thủ tục về tài liệu và hồ sơ.

Tổ chức chứng nhận ISO 9001

VietCert được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (TĐC) - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận số 189/TĐC-HCHQ về việc đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận đối với lĩnh vực hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001/TCVN ISO 9001.
Theo giấy chứng nhận này, VietCert được chỉ định chứng nhận ISO 9001 các lĩnh vực thuộc các nhóm, bao gồm:
Nhóm sản phẩm Nông nghiệp: Phân bón; Thuốc trừ dịch hại và các hoá chất nông nghiệp (thuốc BVTV); Thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; Thuốc lá, sản phẩm thuốc lá; 
  • Nhóm sản phẩm thực phẩm: Ngũ cốc; Thịt, sản phẩm thịt; Chè, Cà phê, Cacao; Đồ uống; Đường, sản phẩm đường; Mỡ và dầu ăn; Gia vị, Phụ gia thực phẩm; Sữa và sản phẩm sữa; Rau quả và sản phẩm từ rau quả;
  • Nhóm sản phẩm Điện: Dây và cáp điện; Cách điện; Phụ tùng điện; Thiết bị điện;
  • Nhóm Thuỷ tinh và gốm: Kính xây dựng, Gạch các loại;
  • Nhóm cao su và chất dẻo
  • Nhóm dệt và da;
  • Nhóm Giấy;
  • Nhóm sơn và chất màu;
  • Nhóm vật liệu xây dựng nhà: VLXD; Thiết bị lắp đặt trong nhà
  • Nhóm sản phẩm cơ khí;
  • Nhóm hoá chất;
  • Nhóm khoáng sản;
  • Nhóm luyện kim;

-------------------------------------------------------------------------------------------------

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
MS YẾN - NHÂN VIÊN KỸ THUẬT
MAIL: VIETCERT.KYTHUAT50@GMAIL.COM


Chứng nhận hợp quy thực phẩm


Chứng nhận hợp quy thực phẩm

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.
Chứng nhận hợp quy là bằng chứng để các tổ chức sản xuất, nhập khẩu chứng minh sản phẩm của mình đã được kiểm soát chặt chẽ mối nguy vật lý, ô nhiễm các loại vi sinh vật, không chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
VietCert cung cấp đa dạng các dịch vụ như chứng nhận, lập hồ sơ công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, kiểm tra và đánh giá. Điều đó sẽ giúp quý Đơn vị đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao và đối mặt được với những thách thức về các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn về chất lượng, sức khỏe và an toàn, trách nhiệm xã hội.

Theo thông tư 19/2012/TT-BYT của bộ Y tế, Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đây là một thủ tục bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông sản phẩm ra thị trường.
2. Trình tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
a) Bước 1: Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm và quy định chi tiết áp dụng cho từng loại sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy định thì áp dụng theo quy định của Codex.
b) Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố đến cơ quan tiếp nhận đăng ký theo quy định.
3)    Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
a) Hồ sơ pháp lý chung, được lập thành một quyển, bao gồm:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy đinh;
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương ( nếu có )
b) Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm
- Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm,
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự).
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Mẫu nhãn sản;
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm ( đôi với sản phẩm nhập khẩu );

4)     Thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy dịnh ATTP.
a) Cục An toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực, các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; xác nhận bằng văn bản đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng) chỉ nhằm phục vụ sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, kinh doanh trong siêu thị, khách sạn bốn sao trở lên;
b) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn;
c) Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn đối với sản phẩm sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu khi có yêu cầu của nước nhập khẩu;
 d) Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn: Sản phẩm có cùng chất lượng của cùng một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm nhưng được sản xuất tại hai tỉnh, thành phố trở lên.
-------------------------------------------------------------------------------------------------

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
MS YẾN - NHÂN VIÊN KỸ THUẬT
MAIL: VIETCERT.KYTHUAT50@GMAIL.COM


Tổng quan về chứng nhận hợp quy


Tổng quan về chứng nhận hợp quy

Có rất nhiều người thắc mắc những chỉ số như ISO, TCVN, …trên những bao bì sản phẩm hay dịch vụ mà họ sử dụng. Vậy những chỉ số đó là gì? Đó chính là chứng nhận hợp quy của sản phẩm và dịch vụ.
Chứng nhận hợp quy là gì?
Chứng nhận hợp quy (hay còn gọi là Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật): Là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Tổ chức chứng nhận hợp quy.
VietCert là tổ chức chứng nhận hợp quy sản phẩm lĩnh vực điện - điện tử, sắt thép, đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm,...
Các tiêu chuẩn chứng nhận hợp quy:
Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex, …); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngoài ( BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v…
Các đối tượng cần chứng nhận hợp quy:
Là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.
Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

Các phương thức chứng nhận hợp quy:

  • Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình.
  • Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.
  • Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
  • Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
  • Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
  •  Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý.
  • Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
  •  Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp, đơn vị chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.
Các sản phẩm và dịch vụ đã được chứng nhận hợp quy sẽ dễ dàng tạo được niềm tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, giúp nhà sản xuất dễ dàng mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà dấu chứng nhận hợp quy đã trở thành một công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất.
------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Yến - Nhân viên kỹ thuật
Mail: vietcert.kythuat50@gmail.com

Đánh giá chứng nhận công ty Bao bì dược