Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN THEO Nghị Định 108/2017/NĐ-CP

ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN THEO Nghị Định 108/2017/NĐ-CP

Nghị định 108/2017/NĐ-CP về QUẢN LÝ PHÂN BÓN chính thức có hiệu lực từ ngày 20/09/2017 thay thế nghị định 202/2013/NĐ-CP
Theo nghị định nàyTổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Điều 18. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;
c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ
Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hoá hoặc tự động hóa quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
đ) Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
e) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày thành lập;
g) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học;
2. Đối với các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón thì không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều này.
Điều 21. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản thuyết minh điều kiện buôn bán theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
Điều 24. Thời hạn, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
1. Thời hạn Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn 05 năm.
2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
a) Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trừ cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón) theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón theo Mẫu số 16 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tổng hợp, công bố trên Cổng thông tin điện tử danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Vietcert tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ chứng nhận uy tín nhất hiện nay. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, quy trình tư vấn, chăm sóc khách hàng bài bản, các thành viên trong công ty luôn nỗ lực hết mình chắc chắn sẽ đem đến cho quý khách hàng sự hài lòng tuyệt đối.Với mục tiêu trở thành tổ chức tư vấn chứng nhận số 1 Việt Nam và Quốc tế được khách hàng lựa chọn,  Vietcert luôn đề cao chữ tín với phương châm “Chất lượng tạo niềm tin“. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ chứng nhận   và các dịch vụ khác của chúng tôi, bạn vui lòng liên hệ với địa chỉ sau để được tư vấn trực tiếp.
Liên hệ VietCert để được tư vấn tốt nhất:
Tp. Hà Nội: 0905. 209 089
Tp. HCM: 0905.527089 
Tp. Đà Nẵng: 0914 020 795
Tp. Cần Thơ: 0903 561 159 
Email: info@vietcert.org
Website: www.vietcert.org

PHÂN LOẠI PHÂN BÓN THEO NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP

   PHÂN LOẠI PHÂN BÓN THEO NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP
Điều 4
1.      Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản;
a)                 Phân bón đa lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 (một) nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, bao gồm phân bón đơn, phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học;
- Phân bón đơn là phân bón trong thành phần chất chính chỉ chứa 01 (một) nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
- Phân bón phức hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 (hai) nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học;
- Phân bón hỗn hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 (hai) nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được sản xuất bằng cách phối trộn từ các loại phân bón khác nhau;
- Phân bón khoáng hữu cơ là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung chất hữu cơ;
- Phân bón khoáng sinh học là phân bón quy định tại các điểm a, b, c của khoản này được bổ sung ít nhất 01 (một) chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,...).
b) Phân bón trung lượng là phân bón hóa học trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 (một) nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, không bao gồm vôi, thạch cao, đá macnơ, đá dolomite ở dạng khai thác tự nhiên chưa qua quá trình xử lý, sản xuất thành phân bón;
c) Phân bón vi lượng là phân bón trong thành phần chất chính chứa ít nhất 01 (một) nguyên tố dinh dưỡng vi lượng;
d) Phân bón đất hiếm là phân bón trong thành phần có chứa nguyên tố Scandium (số thứ tự 21) hoặc Yttrium (số thứ tự 39) hoặc một trong các nguyên tố thuộc dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (bảng tuần hoàn Mendeleev);
đ) Phân bón cải tạo đất vô cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.
2.      Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết);
a) Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ;
b) Phân bón hữu cơ vi sinh là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 (một) loài vi sinh vật có ích;
c) Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 (một) chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin,...);
d) Phân bón hữu cơ khoáng là phân bón trong thành phần chất chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất 01 (một) nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
đ) Phân bón cải tạo đất hữu cơ là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hoá, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp);
e) Phân bón hữu cơ truyền thống là phân bón có nguồn gốc từ chất thải động vật, phụ phẩm cây trồng, các loại thực vật hoặc chất thải hữu cơ sinh hoạt khác được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.
3.      Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác.
a) Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác;
b) Phân bón vi sinh vật là phân bón có chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được hoặc các vi sinh vật đối kháng có tác dụng ức chế các vi sinh vật gây hại cây trồng;
c) Phân bón cải tạo đất sinh học là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hoá, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chứa một hoặc nhiều chất sinh học.
4. Phân bón có chất điều hòa sinh trưởng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được bổ sung một hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng có tổng hàm lượng các chất điều hòa sinh trưởng nhỏ hơn 0,5% khối lượng.
5. Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này được phối trộn với chất làm tăng hiệu suất sử dụng.

6. Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng là một trong các loại phân bón quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này có chứa chất làm tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc với các loại sâu bệnh hại.