Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Đánh giá chứng nhận công ty An Phú Gia










THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ VÀ THỰC TẬP SINH

* NHÂN VIÊN THỬ NGHIỆM: VỊ TRÍ THỰC TẬP SINH
Số lượng : 04 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Hỗ trợ xử lý mẫu;
2. Pha hóa chất;
3. Thực hiện các phép thử nghiệm (bằng phương pháp thể tích, phương pháp khối lượng …)
4. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
Yêu cầu
1. Tốt nghiệp (hoặc đang học năm cuối) bậc cao đẳng trở lên các ngành: Hóa; Công nghệ sinh học.
2. Khả năng giao tiếp tốt.
* NHÂN VIÊN KỸ THUẬT: VỊ TRÍ NHÂN VIÊN CHÍNH THỨC VÀ THỰC TẬP SINH
Số lượng : 05 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc:
1. Lập hồ sơ kỹ thuật trong chứng nhận Hệ thống và sản phẩm.
2. Nghiên cứu tiêu chuẩn, xác định bộ chỉ tiêu thử nghiệm.
3. Quản lý Hợp đồng và phối hợp với đội ngũ kinh doanh hoàn tất Hợp đồng đánh giá.
4. Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp.
5. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
Yêu cầu:
1. Tốt nghiệp (hoặc đang học năm cuối) bậc cao đẳng trở lên ngành Cơ khí, Điện – Điện tử viễn thông, VLXD, môi trường và thực phẩm.
2. Tốt nghiệp bậc đại học các ngành trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ thực vật.
3. Khả năng giao tiếp, tiếp nhận và xử lý vấn đề tốt.
4. Tuổi từ 20 tuổi trở lên.
* NHÂN VIÊN BÁN HÀNG
Số lượng : 05 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Giới thiệu các gói sản phẩm đến Khách hàng qua các kênh thông tin (chủ yếu qua điện thoại).
2. Tìm kiếm Khách hàng, tư vấn qua điện thoại về các gói dịch vụ thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận hợp chuẩn hợp quy sản phẩm, chứng nhận hệ thống ISO 9001, 14001, 17025, HACCP, VietGAP …
3. Quản lý quan hệ khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng chuyển bộ phận chuyên trách xử lý.
4. Quảng bá sản phẩm trên internet và các kênh thông tin khác.
5. Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp và quảng bá sản phẩm trên các kênh thông tin.
6. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
Yêu cầu
1. Tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên.
2. Khả năng giao tiếp tốt. Tuổi từ 21-28 tuổi;
* NHÂN VIÊN KINH DOANH, NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Số lượng : 04 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Giới thiệu các gói sản phẩm chứng nhận đến Khách hàng qua các kênh thông tin.
2. Tư vấn qua điện thoại về các gói dịch vụ thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận hợp chuẩn hợp quy sản phẩm, chứng nhận hệ thống ISO 9001, 14001, 17025, HACCP, VietGAP…
3. Quản lý quan hệ khách hàng và quảng bá sản phẩm trên internet và các kênh thông tin khác.
5. Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp.
6. Quảng bá sản phẩm trên internet và các kênh thông tin khác.
7. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
Yêu cầu
1. Tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên.
2. Khả năng giao tiếp tốt. Tuổi từ 21-28 tuổi;
* YÊU CẦU HỒ SƠ XIN VIỆC
1. Sơ yếu lí lịch có dán ảnh 4x6 (không quá 06 tháng).
2. Giấy khai sinh (Bản sao hoặc bản photo công chứng).
3. Các văn bằng + Chứng chỉ (photo công chứng).
4. Giấy khám sức khỏe không quá 06 tháng (photo công chứng).
5. Chứng minh thư (photo công chứng); Hộ khẩu (photo công chứng). Đơn xin việc viết tay.
* QUYỀN LỢI
1. Được hưởng mọi chế độ theo quy định của Nhà nước về giờ làm việc, lương thưởng và bảo hiểm.
2. Mức lương & thưởng: Thỏa thuận.
3. Được đào tạo để trở thành chuyên viên, quản lý có chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với yêu cầu công việc và văn hóa tổ chức.
4. Được tham gia các phong trào, kỳ nghỉ, đi picnic và du lịch cùng công ty.

* THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ
1. Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 30.11.2017. Lịch phỏng vấn lúc 8h sáng thứ 4, 7 hàng tuần.
2. Địa điểm nộp hồ sơ và phỏng vấn:
-          Tại Đà Nẵng: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
-          Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
Đối với ứng viên ở xa, vui lòng scan hoặc chụp ảnh hồ sơ và gửi qua mail: tuyendungvietcert@gmail.com.

* ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC
- Các trụ sở đơn vị trong toàn quốc: Hà Nội; Hải Phòng; Đà Nẵng; HCM; Cần Thơ; Gia Lai; Đắk Lắk;
                                                       
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quyVietCert
Phòng Quản trị và Phát triên nguồn Nhân lực
Mrs. Hương Trà 0905209089/0968434199
Hồ sơ ứng tuyển gửi trực tuyến qua email: tuyendungvietcert@gmail.com
hoặc nộp trực tiếp tại: Văn phòng giao dịch Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp qui VietCERT - Địa chỉ: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Tham khảo thông tin về VietCert thông qua: http://vietcert.org/

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHỤ GIA CHO XI MĂNG, BÊ TÔNG VÀ VỮA

     DEMING là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Bộ xây dựng cấp phép hoạt động  theo Quyết định số 1394/QĐ-BXD với chức năng nhiệm vụ chính: thử nghiệm/chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật với số hiệu QCVN 16:2014/BXD
           Hiện nay, tất cả các sản phẩm có trong danh mục Theo hiệu lực của QCVN 16:2014/BXD  cần phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
           Phụ gia cho bê tông và vữa nằm trong nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng cần phải chứng nhận hợp quy theo Thông tư 15/2014/TT-BXD và quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD. Phụ gia cho bê tông và vữa là các chất được đưa vào trong quá trình sản xuất bê tông và vữa để đạt được chỉ tiêu chất lượng yêu cầu nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến tính chất của hỗn hợp bê tông, bê tông, vữa sau khi đóng rắn và cốt thép trong bê tông. Phụ gia cho bê tông và vữa bao gồm phụ gia khoáng và phụ gia hoá học. 

    Quy trình chứng nhận hợp quy phụ gia cho bê tông và vữa:
1. Làm hợp đồng
2. Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp các thông tin về sản phẩm, thông tin lô hàng (với PT7), thông tin đơn vị nhập khẩu hoặc sản xuất. (PT5).
  • Với đơn vị nhập khẩu  thì sẽ chứng nhận theo Phương thức 7, khách hàng sẽ cung cấp  bộ hồ sơ nhập khẩu (bao gồm: Hợp đồng, Hóa đơn, Vận đơn, Packing list, CO/CQ, Tờ khai…), sau khi đăng ký chứng nhận thì cầm bản đăng ký chứng nhận lên trình hải quan để lấy hàng về kho (trong trường hợp được phép giải phóng hàng về trước), đồng thời sắp xếp lịch đánh giá và lấy mẫu lô hang.
  • Với các đơn vị sản xuất thì sắp xếp thời gian để tiến hành đánh giá.
3. Tiến hành đánh giá lô hàng (với Phương thức 7), đánh giá nhà máy sản xuất (với Phương thức 5) và thực hiện lấy mẫu để tiến hành thử nghiệm.
4. Sau khi có kết quả thử nghiệm thì tiến hành cấp giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng (với PT7) và cho nhà máy (với PT5)
5. Hỗ trợ khách hàng công bố hợp quy tại Sở Xây dựng.
6. Giám sát nhà máy ( với Phương thức 5) 12 tháng/lần.
        Viện năng suất chất lượng DEMING trân trọng gởi đến quý Đơn vị dịch vụ Chứng nhận hợp quy, hỗ trợ xây dựng hồ sơ công bố hợp quy tại Sở xây dựng cho sản phẩm Quý đơn vị đang khai thác, sản xuất.
         Cần thêm bất kỳ thông tin tư vấn, chị vui lòng liên hệ em theo địa chỉ cuối thư. DEMING hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý đơn vị.
Viện Năng suất chất lượng DEMING
Ngọc Thạch – 0903528199



Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Sản xuất vật liệu xây dựng: Những vấn đề cần tháo gỡ

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy: tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt thấp so với năm 2011 và khó khăn là tình trạng chung của các doanh nghiệp, trong đó khối sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng nặng nhất với lượng hàng tồn kho cao, không phát huy được công suất sản xuất của các dây chuyền thiết bị. Và tỉnh ta cũng không ngoại lệ bởi trong bối cảnh khó khăn chung, rất ít doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoàn thành được các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của năm. Làm gì để giải quyết những khó khăn trước mắt và duy trì hoạt động sản xuất lâu dài hiện đang là bài toán làm đau đầu không chỉ riêng các doanh nghiệp trong lĩnh vực này...

Những khó khăn chung
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 122 cơ sở sản xuất VLXD, trong đó có 80 cơ sở hoạt động ở lĩnh vực khai thác đá, cát và khai thác mỏ, 42 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất khác; thu hút 2.771 lao động tham gia vào lĩnh vực khai thác đá, cát, khai thác mỏ và 19.498 lao động tham gia vào lĩnh vực xây dựng. Thế nhưng hiện nay, trước những khó khăn chung của tình hình kinh tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất VLXD trong tỉnh đang hoạt động cầm chừng, không phát huy hết công suất, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt thấp, lượng tồn kho lớn, kinh doanh không hiệu quả, ít nhiều gây ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.
Chỉ tính riêng sản xuất vật liệu nung, hiện toàn tỉnh có 11 cơ sở sản xuất gạch tuynel với tổng công suất thiết kế 153 triệu viên/năm, 1 cơ sở lò vòng có công suất 10 triệu viên/năm. Nếu trong năm 2011, các cơ sở này đa phần sản xuất vượt công suất thiết kế và đạt sản lượng gần 320 triệu viên thì trong năm 2012, do gặp khó khăn trong cắt giảm đầu tư nên sản xuất chỉ đạt xấp xỉ 300 triệu viên/năm.
Ngay cả những doanh nghiệp vốn được coi là "nhiều kinh nghiệm", có thị trường ổn định trong lĩnh vực sản xuất VLXD như Xí nghiệp xi măng COSEVCO 11, Công ty cổ phần Chánh Hoà, Công ty Cổ phần VLXD 1-5, Công ty TNHH thương mại gạch ngói tuynel Cầu Bốn... cũng đang gặp khó trong bối cảnh chung. Và để duy trì sản xuất, ổn định kinh doanh, các doanh nghiệp VLXD chẳng còn cách nào khác ngoài "biện pháp" chủ động ứng phó bằng cách giảm công suất hoạt động, chỉ sản xuất được 70 - 80% so với công suất thiết kế.
Không chỉ riêng các doanh nghiệp sản xuất, tình trạng khó khăn chung còn bao trùm lên các đại lý phân phối, kinh doanh. "Chưa bao giờ thấy thị trường tiêu thụ VLXD khó khăn như lúc này", "buôn bán ế ẩm, doanh thu giảm nhiều so với năm 2011"...  đó là những câu trả lời mà phóng viên nhận được khi có điều kiện đi khảo sát thực tế tình hình kinh doanh của các đại lý phân phối VLXD trên địa bàn.Và chính hệ lụy của việc các doanh nghiệp sản xuất VLXD cầm chừng, không dám phát huy tối đa công suất thiết kế đã kéo theo sản lượng công nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh ta sụt giảm. Báo cáo từ Sở Xây dựng cho thấy: mặc dù có đóng góp 9,1% cho sự tăng trưởng công nghiệp toàn tỉnh nhưng nhìn chung ngành sản xuất VLXD vẫn không đạt kế hoạch năm 2012 đã đề ra. Bởi ngoài một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá như xi măng, đá xây dựng, thanh nhôm định hình... vẫn tồn tại một số ngành sản xuất không đạt kế hoạch như: klinker đạt 87,6% so với cùng kỳ, gạch ngói nung đạt 93,7%, cát sỏi xây dựng đạt 85%, tấm lợp fibro ximăng chỉ đạt 90% (so với kế hoạch).
Theo ông Đặng Ngọc Đức, Trưởng phòng vật liệu xây dựng (Sở Xây dựng) thì thị trường VLXD trên địa bàn tỉnh ta đã sụt giảm một cách khốc liệt, chỉ bằng 80% so với những năm trước đó.

Đâu là nguyên nhân?
Theo Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), toàn ngành xi măng có công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đạt khoảng 54 triệu tấn, dư thừa trên 10 triệu tấn. Trong khi đó, theo Hội VLXD Việt Nam, nếu tính cả lượng tồn kho lũy kế tại các đơn vị sản xuất và các địa lý bán hàng thì lượng hàng tồn kho của ngành gốm sứ xây dựng đã tăng lên 20%.
Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên khi phóng viên đưa ra những con số dẫn chứng này; ở đây cần nhấn mạnh rằng: sản xuất VLXD ở Quảng Bình không chỉ đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh mà còn tham gia cung ứng cho các tỉnh lân cận, các tỉnh phía nam và xuất khẩu như: xi măng khoảng 55%, gạch ceramic 70%, gạch tuynel 10%. Do đó, chính tình trạng mất cân đối cung - cầu của thị trường VLXD trong nước đã gây tác động tiêu cực, khiến thị trường VLXD trên địa bàn tỉnh ta rơi và tình trạng "nghẽn đầu ra", các doanh nghiệp sản xuất chỉ hoạt động cầm chừng để tiêu thụ dần lượng hàng tồn kho.
Mặt khác, thực tế cho thấy những năm trước trên địa bàn tỉnh nói riêng và nước ta nói chung, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, các cơn sốt giá bất động sản đã tác động làm cho thị trường vật liệu xây dựng sôi động và "nóng" hẳn lên với sự tăng trưởng cả về nhu cầu và năng lực sản xuất. Và cũng chính bởi nguyên nhân này nên năm 2012 khi thị trường bất động sản đóng băng, sức đầu tư của người dân giảm mạnh, nhu cầu xây dựng cơ bản của tỉnh giảm..., thị trường VLXD cũng theo đó mà "nguội" dần, gây nên tình trạng mất cân đối rõ nét giữa cung - cầu ở một số loại VLXD.
Dự báo trong giai đoạn tới, nhu cầu VLXD của tỉnh ta sẽ đòi hỏi ngày càng lớn về sản lượng và chủng loại bởi nhiều dự án quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng của tỉnh sẽ được triển khai xây dựng. Vì vậy, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 thị trường VLXD tỉnh được định hướng phát triển bởi các yếu tố như: hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp đã có đồng thời phát triển thêm một số khu công nghiệp mới như KCN Hòn La II, KCN Tây Bắc Quán Hàu, KCN Cam Liên với quy mô xây dựng khoảng 1.000ha; phát triển hệ thống đô thị và phân bố lại dân cư bao gồm khu trung tâm hành chính tỉnh và các khu đô thị mới như khu đô thị mới Phú Hải, Bảo Ninh, Đức Ninh Đông...; phát triển các tuyến giao thông trục cơ bản...Có thể thấy sự "đóng băng" của thị trường bất động sản không chỉ gây khó khăn cho riêng các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất VLXD.

Giải pháp tháo gỡ
Bên cạnh đó, chủ trương xây dựng hạ tầng cơ sở, nhất là bê tông hoá các tuyến đường liên huyện, liên xã, hệ thống hồ chứa nước và kênh mương thuỷ lợi, hệ thống cấp nước sạch và các công trình phúc lợi công cộng ở làng, xã như trạm xá, trường học, chợ, trụ sở làm việc...  cũng cần một khối lượng lớn VLXD.
Chính vì lẽ đó, UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng lập Quy hoạch điều chỉnh phát triển VLXD tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; theo đó, các giải pháp chủ yếu để thực hiện phương án quy hoạch sản xuất VLXD gồm: giải quyết nguồn vốn đầu tư, chuẩn bị các điều kiện để kêu gọi đầu tư và điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực kết hợp với phát triển khoa học công nghệ, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tạo dựng môi trường sản xuất kinh doanh thống nhất.
Theo đó các doanh nghiệp sản xuất VLXD cần tăng cường công tác tiếp thị, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để quảng bá các sản phẩm VLXD; đồng thời chủ động cải tiến mẫu mã, bao gói và hình thức phục vụ, đưa các sản phẩm của mình vào xây dựng các công trình văn hoá phúc lợi công cộng để thuyết phục người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trong tỉnh.
Tuy nhiên, để có thể phục hồi ngành công nghiệp sản xuất VLXD vốn đang gặp khó khăn, chúng ta vẫn rất cần những giải pháp cụ thể trước mắt. Nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường VLXD, ông Nguyễn Văn Quyết, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Để tháo gỡ một phần khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh VLXD thì phải chờ đến chính sách vĩ mô của Nhà nước; và từ 10-5-2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 13 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
Hy vọng  rằng với các chủ trương, chính sách trên sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt được phần nào khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh thời gian tới. Cùng với đó thì việc "khơi thông" thị trường bất động sản là nhu cầu bức thiết bởi hai thị trường này vốn có mối liên quan mật thiết với nhau.

Phụ thuộc nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: Nhiều hệ lụy và bất cập

Những năm qua, tình trạng phụ thuộc nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đã dẫn tới nhiều bất cập và hệ lụy. Không ít thời điểm, ngành chăn nuôi lao đao, thiếu tính cạnh tranh và về lâu dài, khó phát triển bền vững.
Thiếu quy hoạch

Trong ngành Nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi được coi là hai lĩnh vực song hành, hỗ trợ nhau nhưng thực tế chưa được như mong muốn. Nguồn thức ăn chăn nuôi vẫn phải nhập khẩu (cả thành phẩm và nguyên liệu sản xuất) trong khi nhiều loại nông sản trong nước lại loay hoay tìm đầu ra, không ít trường hợp ế thừa, đổ bỏ. Chỉ tính riêng 8 tháng năm nay, Việt Nam đã chi 2,2 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất.

Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, thức ăn chiếm 70% giá thành sản phẩm chăn nuôi, trong khi lĩnh vực này phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu, nhất là nguyên liệu giàu đạm thực vật như: Khô dầu đậu tương, lạc, vừng, ngô… Bên cạnh đó, mặc dù nước ta có bờ biển dài 3.200km nhưng vẫn phải nhập bột cá 65-68% đạm của Peru, Chile… Loại bột cá này Việt Nam cũng sản xuất nhưng quy mô nhỏ. Còn trong trồng trọt, mới chỉ quan tâm tới lúa, cao su, cà phê, cây ăn quả… mà "quên" quy hoạch đất trồng cây, cỏ làm thức ăn cho gia súc... Đồng thời, hầu hết phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ không được tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi, thay vào đó, mỗi năm đốt bỏ hàng triệu tấn, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Thực trạng này đã dẫn đến nhiều hệ lụy. Từ thực tiễn chăn nuôi ở địa phương, ông Hoàng Văn Thám, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ đánh giá: Chăn nuôi nông hộ cũng như chăn nuôi trang trại hiện nay quy mô nhỏ, không chủ động được nguồn thức ăn, bởi vậy người chăn nuôi trên địa bàn huyện đều thua lỗ. Nguyên nhân được xác định bởi giá thành sản phẩm chăn nuôi không tăng, nhiều thời điểm giảm, nhưng giá thức ăn bình quân mỗi năm vẫn tăng ít nhất 5%.

Lý giải thêm việc quá phụ thuộc nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, ông Nguyễn Đình Dần, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì nhận xét: Trong những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Ba Vì phát triển mạnh. Tuy nhiên, nguồn thức ăn cho vật nuôi vẫn phụ thuộc vào doanh nghiệp cung ứng, giá thành cao và nhiều biến động. Ba Vì có nguồn sản phẩm từ nông nghiệp và phế - phụ phẩm phong phú, nhưng người dân chưa thực sự quan tâm thu gom, dự trữ, chế biến theo quy trình công nghệ, nên còn lãng phí.

Tăng tính chủ động 
Những bất cập trên khiến ngành chăn nuôi nước ta thiếu sức cạnh tranh, nhiều rủi ro. Ngay cả thời điểm giá sản phẩm chăn nuôi ổn định, người chăn nuôi cũng chỉ lấy công làm lãi. PGS.TS Nguyễn Văn Đức, Trưởng ban Khoa học - Công nghệ, Hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết: Các sản phẩm chăn nuôi chính của Việt Nam đều có giá cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Đơn cử, 1kg sữa ở Việt Nam 12.000 đồng, cao gấp đôi so với New Zealand; 1kg thịt lợn hơi 45.000 đồng, trong khi ở Mỹ chỉ từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng/kg…

Nhiều khuyến nghị cho rằng, ngành Nông nghiệp cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể và phát triển cây trồng nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Hiện, hầu hết địa phương không chú trọng vấn đề này. Trên thực tế, ở những nơi có điều kiện về đất đai và nông dân có tập quán canh tác cây nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi thì lại sản xuất manh mún, năng suất thấp, chất lượng không ổn định... Ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội nêu giải pháp rất có tính gợi mở: Ba năm trở lại đây, đơn vị đã đẩy mạnh việc tư vấn, hỗ trợ người dân cách phối trộn thức ăn nhằm giảm giá thành sản xuất. Tiếc rằng, số hộ thực hiện theo hướng dẫn chỉ chiếm 50%. Trong khi đó, các trang trại kiên trì thực hiện, đã tiết kiệm, giảm tới 30% giá thành thức ăn chăn nuôi.

Ở góc độ quản lý ngành, về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Để tái cơ cấu ngành chăn nuôi, với các địa phương khu vực miền núi, diện tích đất tự nhiên rộng cần chú trọng trồng ngô, cỏ… Đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam kiến nghị, cần có chính sách khuyến khích phát triển nguyên liệu bột cá, dành quỹ đất trồng nguyên liệu để sản xuất thức ăn. Việc này phải gắn với đầu tư hạ tầng, giống, kỹ thuật, cơ giới hóa để hạ giá thành sản xuất…

Đánh giá chứng nhận công ty Trường Phát















Đánh giá chứng nhận công ty nhựa Minh Hùng