Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

DEMING là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Bộ xây dựng cấp phép hoạt động  theo Quyết định số 1394/QĐ-BXD với chức năng nhiệm vụ chính: thử nghiệm/chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật với số hiệu QCVN 16:2014/BXD
Hiện nay, tất cả các sản phẩm có trong danh mục Theo hiệu lực của QCVN 16:2014/BXD  cần phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
    Viện năng suất chất lượng DEMING trân trọng gởi đến quý Đơn vị dịch vụ Chứng nhận hợp quy, hỗ trợ xây dựng hồ sơ công bố hợp quy tại Sở xây dựng cho sản phẩm Quý đơn vị đang khai thác, sản xuất.
     Chứng nhận hợp quy ván MDF, ván dăm, ván sàn gỗ nhân tạo là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn (chứng nhận hợp quy), xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (QCVN 16/BXD), nhằm đảm bảo chất lượng đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước hay nhập khẩu khi tiêu thụ trên thị trường.
  Cần thêm bất kỳ thông tin tư vấn, chị vui lòng liên hệ em theo địa chỉ cuối thư. DEMING hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý đơn vị.
Viện Năng suất chất lượng DEMING 

Ngọc Thạch - 0903528199

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY KÍNH PHẲNG TÔI NHIỆT

 
     DEMING là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Bộ xây dựng cấp phép hoạt động  theo Quyết định số 1394/QĐ-BXD với chức năng nhiệm vụ chính: thử nghiệm/chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật với số hiệu QCVN 16:2014/BXD
     Hiện nay, tất cả các sản phẩm có trong danh mục Theo hiệu lực của QCVN 16:2014/BXD  cần phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
     Kính phẳng tôi nhiệt nằm trong nhóm sản phẩm kính xây dựng cần phải chứng nhận hợp quy theo Thông tư 15/2014/TT-BXD và quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD. Kính phẳng tôi nhiệt là loại kính tấm được gia nhiệt đến nhiệt độ xác định, sau đó làm lạnh nhanh tạo ứng suất trên bề mặt, làm tăng độ bền cơ lên nhiều lần so với kính ban đầu.
    Quy trình chứng nhận hợp quy kính phẳng tôi nhiệt:
1. Làm hợp đồng
2. Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp các thông tin về sản phẩm, thông tin lô hàng (với PT7), thông tin đơn vị nhập khẩu hoặc sản xuất. (PT5).
  • Với đơn vị nhập khẩu kính thì sẽ chứng nhận theo Phương thức 7, khách hàng sẽ cung cấp  bộ hồ sơ nhập khẩu (bao gồm: Hợp đồng, Hóa đơn, Vận đơn, Packing list, CO/CQ, Tờ khai…), sau khi đăng ký chứng nhận thì cầm bản đăng ký chứng nhận lên trình hải quan để lấy hàng về kho (trong trường hợp được phép giải phóng hàng về trước), đồng thời sắp xếp lịch đánh giá và lấy mẫu lô hang.
  • Với các đơn vị sản xuất thì sắp xếp thời gian để tiến hành đánh giá.
3. Tiến hành đánh giá lô hàng (với Phương thức 7), đánh giá nhà máy sản xuất (với Phương thức 5) và thực hiện lấy mẫu để tiến hành thử nghiệm.
4. Sau khi có kết quả thử nghiệm thì tiến hành cấp giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng (với PT7) và cho nhà máy (với PT5)
5. Hỗ trợ khách hàng công bố hợp quy tại Sở Xây dựng.
6. Giám sát nhà máy ( với Phương thức 5) 12 tháng/lần.
Viện năng suất chất lượng DEMING trân trọng gởi đến quý Đơn vị dịch vụ Chứng nhận hợp quy, hỗ trợ xây dựng hồ sơ công bố hợp quy tại Sở xây dựng cho sản phẩm Quý đơn vị đang khai thác, sản xuất.
Cần thêm bất kỳ thông tin tư vấn, chị vui lòng liên hệ em theo địa chỉ cuối thư. DEMING hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý đơn vị.
Viện Năng suất chất lượng DEMING
Ngọc Thạch – 0903528199



CHỨNG NHẬN HỢP QUY KÍNH NỔI


     DEMING là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam được Bộ xây dựng cấp phép hoạt động  theo Quyết định số 1394/QĐ-BXD với chức năng nhiệm vụ chính: thử nghiệm/chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật với số hiệu QCVN 16:2014/BXD
     Hiện nay, tất cả các sản phẩm có trong danh mục Theo hiệu lực của QCVN 16:2014/BXD  cần phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
     Kính nổi là loại kính tấm, loại trong suốt, không màu, bề mặt nhẵn, được sản xuất theo phương pháp nổi, gọi tắt là kính nổi. Kính nổi được dùng chủ yếu trong xây dựng hoặc ngành ô tô, chế tạo gương…Kính nổi  nằm trong nhóm sản phẩm kính xây dựng cần phải chứng nhận hợp quy theo Thông tư 15/2014/TT-BXD và quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD. 
    Quy trình chứng nhận hợp quy kính nổi:
1. Làm hợp đồng
2. Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp các thông tin về sản phẩm, thông tin lô hàng (với PT7), thông tin đơn vị nhập khẩu hoặc sản xuất. (PT5).
  • Với đơn vị nhập khẩu kính thì sẽ chứng nhận theo Phương thức 7, khách hàng sẽ cung cấp  bộ hồ sơ nhập khẩu (bao gồm: Hợp đồng, Hóa đơn, Vận đơn, Packing list, CO/CQ, Tờ khai…), sau khi đăng ký chứng nhận thì cầm bản đăng ký chứng nhận lên trình hải quan để lấy hàng về kho (trong trường hợp được phép giải phóng hàng về trước), đồng thời sắp xếp lịch đánh giá và lấy mẫu lô hang.
  • Với các đơn vị sản xuất thì sắp xếp thời gian để tiến hành đánh giá.
3. Tiến hành đánh giá lô hàng (với Phương thức 7), đánh giá nhà máy sản xuất (với Phương thức 5) và thực hiện lấy mẫu để tiến hành thử nghiệm.
4. Sau khi có kết quả thử nghiệm thì tiến hành cấp giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng (với PT7) và cho nhà máy (với PT5)
5. Hỗ trợ khách hàng công bố hợp quy tại Sở Xây dựng.
6. Giám sát nhà máy ( với Phương thức 5) 12 tháng/lần.
Viện năng suất chất lượng DEMING trân trọng gởi đến quý Đơn vị dịch vụ Chứng nhận hợp quy, hỗ trợ xây dựng hồ sơ công bố hợp quy tại Sở xây dựng cho sản phẩm Quý đơn vị đang khai thác, sản xuất.
Cần thêm bất kỳ thông tin tư vấn, chị vui lòng liên hệ em theo địa chỉ cuối thư. DEMING hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý đơn vị.
Viện Năng suất chất lượng DEMING
Ngọc Thạch – 0903528199



Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017


THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ VÀ THỰC TẬP SINH
* NHÂN VIÊN THỬ NGHIỆM: VỊ TRÍ THỰC TẬP SINH
Số lượng : 04 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Hỗ trợ xử lý mẫu;
2. Pha hóa chất;
3. Thực hiện các phép thử nghiệm (bằng phương pháp thể tích, phương pháp khối lượng …)
4. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
Yêu cầu
1. Tốt nghiệp (hoặc đang học năm cuối) bậc cao đẳng trở lên các ngành: Hóa; Công nghệ sinh học.
2. Khả năng giao tiếp tốt.
* NHÂN VIÊN KỸ THUẬT: VỊ TRÍ NHÂN VIÊN CHÍNH THỨC VÀ THỰC TẬP SINH
Số lượng : 05 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc:
1. Lập hồ sơ kỹ thuật trong chứng nhận Hệ thống và sản phẩm.
2. Nghiên cứu tiêu chuẩn, xác định bộ chỉ tiêu thử nghiệm.
3. Quản lý Hợp đồng và phối hợp với đội ngũ kinh doanh hoàn tất Hợp đồng đánh giá.
4. Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp.
5. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
Yêu cầu:
1. Tốt nghiệp (hoặc đang học năm cuối) bậc cao đẳng trở lên ngành Cơ khí, Điện – Điện tử viễn thông, VLXD, môi trường và thực phẩm.
2. Tốt nghiệp bậc đại học các ngành trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ thực vật.
3. Khả năng giao tiếp, tiếp nhận và xử lý vấn đề tốt.
4. Tuổi từ 20 tuổi trở lên.
* NHÂN VIÊN BÁN HÀNG
Số lượng : 05 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Giới thiệu các gói sản phẩm đến Khách hàng qua các kênh thông tin (chủ yếu qua điện thoại).
2. Tìm kiếm Khách hàng, tư vấn qua điện thoại về các gói dịch vụ thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận hợp chuẩn hợp quy sản phẩm, chứng nhận hệ thống ISO 9001, 14001, 17025, HACCP, VietGAP …
3. Quản lý quan hệ khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng chuyển bộ phận chuyên trách xử lý.
4. Quảng bá sản phẩm trên internet và các kênh thông tin khác.
5. Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp và quảng bá sản phẩm trên các kênh thông tin.
6. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
Yêu cầu
1. Tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên.
2. Khả năng giao tiếp tốt. Tuổi từ 21-28 tuổi;
* NHÂN VIÊN KINH DOANH, NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Số lượng : 04 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Giới thiệu các gói sản phẩm chứng nhận đến Khách hàng qua các kênh thông tin.
2. Tư vấn qua điện thoại về các gói dịch vụ thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận hợp chuẩn hợp quy sản phẩm, chứng nhận hệ thống ISO 9001, 14001, 17025, HACCP, VietGAP…
3. Quản lý quan hệ khách hàng và quảng bá sản phẩm trên internet và các kênh thông tin khác.
5. Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp.
6. Quảng bá sản phẩm trên internet và các kênh thông tin khác.
7. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
Yêu cầu
1. Tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên.
2. Khả năng giao tiếp tốt. Tuổi từ 21-28 tuổi;
* YÊU CẦU HỒ SƠ XIN VIỆC
1. Sơ yếu lí lịch có dán ảnh 4x6 (không quá 06 tháng).
2. Giấy khai sinh (Bản sao hoặc bản photo công chứng).
3. Các văn bằng + Chứng chỉ (photo công chứng).
4. Giấy khám sức khỏe không quá 06 tháng (photo công chứng).
5. Chứng minh thư (photo công chứng); Hộ khẩu (photo công chứng). Đơn xin việc viết tay.
* QUYỀN LỢI
1. Được hưởng mọi chế độ theo quy định của Nhà nước về giờ làm việc, lương thưởng và bảo hiểm.
2. Mức lương & thưởng: Thỏa thuận.
3. Được đào tạo để trở thành chuyên viên, quản lý có chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với yêu cầu công việc và văn hóa tổ chức.
4. Được tham gia các phong trào, kỳ nghỉ, đi picnic và du lịch cùng công ty.

* THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ
1. Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 30.11.2017. Lịch phỏng vấn lúc 8h sáng thứ 4, 7 hàng tuần.
2. Địa điểm nộp hồ sơ và phỏng vấn:
-          Tại Đà Nẵng: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
-          Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
Đối với ứng viên ở xa, vui lòng scan hoặc chụp ảnh hồ sơ và gửi qua mail: tuyendungvietcert@gmail.com.

* ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC
- Các trụ sở đơn vị trong toàn quốc: Hà Nội; Hải Phòng; Đà Nẵng; HCM; Cần Thơ; Gia Lai; Đắk Lắk;
                                                       
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quyVietCert
Phòng Quản trị và Phát triên nguồn Nhân lực
Mrs. Hương Trà 0905209089/0968434199
Hồ sơ ứng tuyển gửi trực tuyến qua email: tuyendungvietcert@gmail.com
hoặc nộp trực tiếp tại: Văn phòng giao dịch Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp qui VietCERT - Địa chỉ: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Tham khảo thông tin về VietCert thông qua: http://vietcert.org/
CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM




 Đồ chơi trẻ em được hiểu là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế để trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng khi chơi.
QCVN 3 : 2009/BKHCN  quy định các yêu cầu đối với đồ chơi trẻ em nhằm giảm thiểu các mối nguy và rủi ro liên quan đến an toàn, sức khoẻ của trẻ em, các phương pháp thử tương ứng, các nội dung quản lý đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

Image result for đồ chơi trẻ em
Trong Quy chuẩn này, các sản phẩm sau không được coi là đồ chơi: 
−  Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi, nghĩa là có chiều cao yên tối đa là 435 mm;
     −   Súng cao su (ná bắn đá cũng được coi là súng cao su);
−   Mũi tên có đầu nhọn kim loại;
−   Thiết bị  trong các sân chơi gia đình và công cộng;
−   Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi hay khí nén; 
−   Diều (ngoại trừ độ cách điện của dây diều được quy định trong TCVN 6238-
1:2008 (ISO 8124-1:2000);
− Các bộ mô hình lắp ráp, mô hình máy bay hay tàu thủy không được thiết kế dùng để chơi;
−  Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, dùng để cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này;
Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đóan trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không; 
−  Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ nổ. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này;  
−  Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ em dưới 16 tuổi;
−  Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ;
−  Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị giúp nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác; 
−  Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (ví dụ như khu giải trí, trung tâm thương mại);
−  Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp;
−  Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi;
−  Các loại sản phẩm có bộ phận đốt nóng với mục đích sử dụng dưới sự giám sát của người lớn dùng trong giảng dạy;

−  Các loại xe có động cơ hơi nước;
−  Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;
−  Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm);
−  Các loại vũ khí mô phỏng trung thực;
−  Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành với điện áp danh định lớn hơn 24 V; 

−  Cung có chiều dài tĩnh lớn hơn 120 cm;
− Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert  trân trọng gởi đến quý Đơn vị dịch vụ Chứng nhận hợp quy, hỗ trợ xây dựng hồ sơ công bố hợp quy  cho sản phẩm Quý đơn vị đang khai thác, sản xuất.
Cần thêm bất kỳ thông tin tư vấn, anh/chị vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư.  VIETCERT hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý đơn vị.




         Trung tâm Giám địnhChứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert
        Ms Ngọc Thạch – 0903528199

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Thức ăn chăn nuôi: Việt Nam thua trắng khâu nguyên liệu

Chỉ trong ba tháng đầu năm 2017, VN đã chi khoảng 22.000 tỉ đồng nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, tăng tới 41,6% so với cùng kỳ năm 2016. Việc tăng cường nhập khẩu giai đoạn này chủ yếu là để sản xuất và dự trữ nhằm tranh thủ mức giá nguyên liệu rẻ.
Đừng mơ thay thế hàng nhập?
Khoảng 4-5 năm trở lại đây, Công ty cổ phần Thanh Bình chỉ sản xuất và kinh doanh các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Trước đó, nguồn nguyên liệu trong nước như bắp, cám gạo, khoai mì luôn chiếm một phần lớn trong cơ cấu nguyên liệu của công ty.
Theo ông Phạm Đức Bình - giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình (Đồng Nai), giá bắp nhập từ Mỹ, Argentina về đến cảng của VN hiện đang được chào bán với giá 4.700 đồng/kg, luôn thấp hơn giá bắp trồng trong nước. Giá bã đậu nành về cũng chưa tới 10.000 đồng/kg thì trong nước không thể cạnh tranh nổi.
Chưa kể, hàng nhập khẩu số lượng muốn mua bao nhiêu cũng có, biết chắc giá cả và phẩm cấp sản phẩm nên doanh nghiệp dễ tính toán cho sản xuất kinh doanh. Trong khi hàng trong nước không ổn định về sản lượng, chất lượng mỗi lúc một khác nhau rất khó cho nhà sản xuất.
Theo một số chuyên gia, dù VN đã có nhiều chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang bắp nhưng thực tế không hiệu quả. Do đặc điểm đất đai cũng như hạ tầng mà việc trồng bắp ở VN khó cơ giới hóa, năng suất thấp, giá thành cao khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Chưa kể nhiều diện tích trồng bắp lấy hạt ở các địa phương trồng nhiều như Đồng Nai cũng đã chuyển sang trồng bắp lấy thân làm thức ăn nuôi bò, hoặc chuyển sang trồng các loại cây ăn trái cho thu nhập cao hơn.
Ông Phạm Đức Bình nhận định VN không thể tránh nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
“Đừng mơ đến chuyện tự túc. Đây là vấn đề của phân công lao động. VN có lợi thế về sản xuất lúa quy mô lớn thì nên tập trung vào lúa chất lượng cao chứ không hi vọng sẽ chuyển bớt đất lúa sang trồng bắp để giảm nhập khẩu vì không hiệu quả” - ông Bình nói.
Tăng nhanh vì doanh nghiệp trữ hàng
Ông Lê Bá Lịch, chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN, cũng cho rằng việc thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu về VN trong các tháng đầu năm nay tăng mạnh không có nhiều bất ngờ.
Lý do thời gian qua giá các loại nguyên liệu như bắp, đậu nành đều giảm do được mùa và Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng trên vào nước này. Do giá thấp, các doanh nghiệp tranh thủ nhập hàng giá rẻ để trữ trong kho.
“Đằng nào người dân vẫn phải chăn nuôi nên các doanh nghiệp mạnh dạn trữ hàng. Với sản lượng trong nước ngày càng thiếu hụt so với nhu cầu, việc tăng nhập khẩu là đương nhiên” - ông Lê Bá Lịch cho biết.
Trong khi đó, ông Phạm Đức Bình cho hay bên cạnh mua do bắp và đậu nành ở mức giá thấp còn do các doanh nghiệp VN đang đẩy mạnh nhập khẩu bột thịt về trữ trong kho.
“Đang có thông tin châu Âu sẽ cho sử dụng lại bột thịt trong chăn nuôi nên các doanh nghiệp tranh thủ mua sớm trước khi giá tăng lên trong thời gian tới” - ông Bình cho hay.
Nhưng do nhập về nhiều nên lượng hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong các cảng, kho bãi của các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thức ăn chăn nuôi đang có dấu hiệu dư thừa.
Tập trung vào sản phẩm có lợi thế
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, trong ba tháng đầu năm nay người chăn nuôi heo, gà đều trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi. Tuy nhiên, do đã đầu tư hệ thống chuồng trại nên các chủ trại cũng không dễ dàng giảm ngay tổng đàn, nhất là với heo. Vì vậy, lượng thức ăn tiêu thụ trong nước vẫn giữ ở mức cao.
Trước băn khoăn cho rằng VN là nước nông nghiệp mà phải nhập lượng lớn nguyên liệu như bắp, đậu nành, ông Lê Bá Lịch cho rằng nếu cứ nghĩ như trên là không hiểu kỹ về nông nghiệp VN. Thực tế đất để canh tác nông nghiệp VN là không nhiều.
Hơn nữa, VN là nước nông nghiệp nhưng ở trình độ sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu. Trong khi đó các quốc gia khác đã công nghiệp hóa nông nghiệp nên họ cho ra sản lượng lớn, giá thành thấp, VN khó cạnh tranh.
“Vì vậy, thay vì nghĩ sản xuất nhiều bắp với đậu nành để phục vụ ngành chăn nuôi, ngành nông nghiệp VN nên tập trung sản xuất những sản phẩm có lợi thế đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu rồi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi” - ông Lịch nói.
Nhập thức ăn và xuất khẩu thịt
Theo ông Lê Bá Lịch, giá thức ăn chăn nuôi hiện tương đồng trên quy mô toàn cầu, vì vậy giá thành nuôi trong nước hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các quốc gia khác. VN hoàn toàn có thể xuất khẩu được thịt heo, thịt gà sang các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Singapore, Brunei...
Vấn đề hiện nay là cơ quan thú y phải nhanh chóng vào cuộc để mở cửa thị trường, đảm bảo ngành chăn nuôi trong nước an toàn dịch bệnh, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.
Mỗi năm nhập trên 3 tỉ USD thức ăn chăn nuôi...
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2016 VN nhập khẩu 3,39 tỉ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu. Năm 2016, VN đã nhập khẩu 8,3 triệu tấn bắp (1,65 tỉ USD), 1,56 triệu tấn đậu nành (ép dầu, bã dùng cho chăn nuôi).
Ba tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu đã lên mức 955 triệu USD (khoảng 22.000 tỉ đồng).
Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng kể trên là Argentina, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc. Thị trường có tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là Ý (tăng hơn 5 lần), tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ (tăng gần 3 lần).

Bốn giải pháp quản lý phân bón của ngành Nông nghiệp

Tại phiên chất vấn sáng 15/11, ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã phát biểu một số nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý phân bón của ngành nông nghiệp.
Theo đó, về vấn đề phân bón, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện nay chúng ta đang có hai bất cập rất lớn. Việt Nam chúng ta là một quốc gia nông nghiệp, ưu tiên hàng đầu đúng ra phải là phân bón "nhất nước, nhì phân", tuy nhiên đến giờ phút này có hai nhóm vấn đề lớn.
Về bất cập trong định hướng sử dụng phân bón, ông Cường cho biết, đến nay chúng ta hàng năm sử dụng khoảng 10 - 11 triệu tấn phân bón, khả năng trong nước chúng ta sản xuất được 8 - 9 triệu tấn, còn hàng năm chúng ta nhập khẩu khoảng 2 - 2,5 triệu tấn. Những dạng phân bón chúng ta phải nhập khẩu, thứ nhất khoảng 960.000 tấn phân kali, riêng loại này bất luận phải nhập khẩu, vì chúng ta không có mỏ phân kali. Thứ hai phân DAP và phân SA là hai dạng phân hỗn hợp công nghệ cao cho một số những đối tượng cây trồng thì chúng ta chỗ này cũng vẫn còn đang phải nhập khẩu, còn lại chúng ta tự túc sản xuất được.
Theo ông Cường, vấn đề bất cập lớn nhất hiện nay trong định hướng sử dụng trong tổng số 11 triệu tấn phân đó thì phân hữu cơ chúng ta chỉ sử dụng có 1 triệu tấn, còn lại phân hóa học chúng ta sử dụng tới 90% cỡ khoảng 10 triệu tấn, đây là bất cập lớn nhất đã làm cho nông sản chúng ta không sạch, chất lượng không cao. Thứ hai, là ô nhiễm môi trường. Thứ ba, là giảm độ phì của đất.
“Nếu cứ để tình trạng này lâu dài chắc chắn nông nghiệp của chúng ta giá trị không thể cao được. Do vậy, chúng ta phải định hướng lại sử dụng phân bón theo hướng hữu cơ, theo hướng này hiện nay chúng ta rất có tiềm năng. Cụ thể, hàng năm, chúng ta có tới 50 triệu tấn phế phụ phẩm từ rơm, từ thân cây ngô và các loại. Chúng ta cũng có 100 triệu tấn phế thải của động vật, có lượng phân bù và phân chấp đủ điều kiện cho nền công nghiệp phân hữu cơ phát triển. Do đó trách nhiệm của ngành xác định việc đầu tiên trong quản lý phân bón phải là định hướng vào phân hữu cơ để từng bước một chúng ta chuyển sang nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp hữu cơ mới là đúng chủ trương của Đảng, của Nhà nước đang định hướng cho tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản phẩm nông nghiệp sạch để hội nhập được với quốc tế”. – ông Cường nói.
Ngoài ra, theo ông Cường, hiện còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý về phân bón.
Cụ thể, trước năm 2014, chúng ta quản lý phân bón theo danh mục, mỗi một loại phân bón trước khi được đưa vào danh mục để lưu hành trong sản xuất và buôn bán phải qua công tác kiểm nghiệm, khảo nghiệm, có hội đồng kết luận được mới được bổ sung vào danh mục. Tuy nhiên, khi áp dụng Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư chúng ta phải chuyển cơ chế quản lý từ danh mục sang tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia để đảm bảo tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và minh bạch như hai luật đã quy định. Trên tinh thần đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 202 để tập trung chuyển trạng thái quản lý từ danh mục hành chính sang quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Theo ông Cường, khi giai đoạn quá độ chuyển sang này sẽ đẻ ra một số vấn đề bất cập.
Thứ nhất, đòi hỏi nhà nước, cơ quan quản lý phải có một bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn để làm cơ sở khẳng định để các tổ chức kinh doanh đăng ký theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đó và người ta được quyền sản xuất. Bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn này khi anh muốn ban hành đòi hỏi thời gian, đòi hỏi điều kiện không thể một lúc đầy đủ hết được. Đây là vấn đề khi giai đoạn chuyển tiếp có khó khăn đó.
Thứ hai, theo Nghị định 202 thì hai bộ trực tiếp quản lý phân bón, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quản lý phần phân bón hữu cơ và phân bón khác. Phân bón khác là phân vi sinh, phân mùn một số dạng. Còn lại Bộ Công thương quản lý toàn bộ phân vô cơ, từ khâu cấp phép, kiểm tra, thanh tra, do vậy có sự song trùng này. Sự song trùng này dẫn đến kẽ hở, hầu hết các cơ sở sản xuất phân bón của Việt Nam và kinh doanh hiện nay đều là cùng phân vô cơ và phân hữu cơ.
Theo Nghị Định 202 quy định nếu như một cơ sở sản xuất kinh doanh cả hai loại phân thì Bộ Công thương là cơ quan chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình xem xét cấp phép cũng như trong quá trình thanh kiểm tra sau này. Do đó, đây chính là một khoảng mà hai bộ phối hợp không tốt thì chính là khoảng trống để cho các hoạt động gian dối về thương mại, các hoạt động không đầy đủ những điều kiện thì chính là ở chỗ này chúng ta phải nhìn nhận ra chỗ để chỉnh sửa sau này hoạt động cho tốt hơn.
Từ những vấn đề đó, thời gian tới ông Cường kiến nghị:
Một là, về quản lý, hiện nay Thủ tướng đã chỉ đạo cho chỉnh sửa Nghị định 202, nếu sau này giao cho Bộ Công thương thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chuyển toàn bộ cơ sở vật chất, con người, điều kiện để tập trung một mối quản lý và ngược lại nếu như Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức lại để quản lý về nguyên tắc cho đảm bảo một mối thống nhất.
Hai là, tập trung về các văn bản pháp luật, sau khi có Nghị định 202 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ban hành Thông tư 41 và Bộ Công thương có ban hành Thông tư 29 để tập trung quản lý về công tác phân bón. Tuy nhiên, cho đến nay rà soát lại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đưa ra chương trình phải sửa vấn đề này cho phù hợp hơn. Chúng tôi kiến nghị Bộ Công thương rà soát lại Thông tư 29 để tiếp tục chỉnh sửa.
Ba là, ban hành bộ tiêu chuẩn quy chuẩn, đến thời điểm hiện nay chính thức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tạo điều kiện quản lý chặt chẽ hơn thì chúng tôi đã chuyển sang Bộ Khoa học, Công nghệ 100 quy chuẩn và tiêu chuẩn và đồng chí Bộ trưởng mới cũng rất quyết tâm đến giờ phút này thẩm định cơ bản gần xong, thời gian tới bộ sẽ ban hành bộ tiêu chuẩn quy chuẩn này để phục vụ công tác quản lý.
Bốn là, cần chấn chỉnh cơ quan quản lý nhà nước về quản lý ngay phân bón.