Báo cáo của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn
2011-2016 do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
Phan Xuân Dũng trình bày cho biết: Đoàn giám sát đã tiến hành làm việc với
21/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho cả 3 miền Bắc, Trung,
Nam, với số lượng 210 cơ sở khảo sát thuộc 8 loại hình sản xuất, kinh doanh
(SXKD) thực phẩm.
Đoàn giám sát đã tiến hành làm
việc với 3 bộ có trách nhiệm và nghe Chính phủ báo cáo kết quả tình hình thực
hiện pháp luật về ATTP.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa hoc, Công
nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng.
Mặc dù các văn bản đã cơ bản
thể chế hóa được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ATTP.
Tuy nhiên, Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ rõ, việc ban hành văn bản hướng dẫn thi
hành pháp luật về ATTP còn chậm, chưa được hệ thống hóa gây ảnh hưởng tới việc
thực thi Luật; một số quy định chưa phù hợp với quản lý ATTP, tính khả thi chưa
cao.
Luật ATTP có hiệu lực thi hành
từ ngày 1/1/2011 nhưng đến ngày 25/4/2012 mới ban hành Nghị định quy định chi
tiết thi hành Luật, đến năm 2014 mới ban hành Thông tư liên tịch số 13 về phân
công, phối hợp trong QLNN về ATTP giữa 3 bộ: Y tế, NN-PTNT, Công Thương. Một số
quy định trong Luật ATTP còn chưa phù hợp như: Quy định về kiểm tra thực phẩm
nhập khẩu, về truy xuất nguồn gốc thực phẩm, về các tội phạm liên quan đến
VSATTP…
Một số quy định về phân công
trách nhiệm QLNN về ATTP còn chồng chéo, chưa rõ ràng, một số lĩnh vực quản lý
thiếu quy định hướng dẫn cụ thể; một số quy định còn chồng chéo; một số lĩnh
vực quản lý còn thiếu hướng dẫn cụ thể như quy định về quản lý ATTP đối với các
chợ, siêu thị, quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống,
sản xuất thủ công.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật phục vụ quản lý thực phẩm còn thiếu so với yêu cầu. Một số thực
phẩm phẩm đặc sản, truyền thống địa phương hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quản lý; một số quy chuẩn kỹ thuật còn chưa rõ ràng, gây nhầm
lẫn cho người tiêu dùng.
Liên quan đến công tác chỉ đạo,
điều hành, tổ chức thực hiện, cơ chế phối hợp quản lý ATTP, Báo cáo cho thấy,
nguồn lực, điều kiện làm việc, trang thiết bị cho ATTP còn hạn chế; hệ thống cơ
quan QLNN về ATTP còn chưa tương xứng với nhiệm vụ; lực lượng còn phân tán ở
nhiều bộ, ngành, đơn vị nên việc triển khai còn thiếu sự đồng bộ, hiệu quả chưa
cao; phối hợp giữa các cơ quan QLNN về ATTP còn hạn chế.
Hoạt động của nhiều Ban chỉ đạo
liên ngành về VSATTP chưa thực sự hiệu quả; việc thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại về ATTP còn thụ động; xử lý vi phạm chưa kiên quyết, chưa bảo
đảm tính răn đe. Ở nhiều địa phương tỷ lệ xử lý vi phạm ATTP thấp, kỷ cương, kỷ
luật không nghiêm, còn có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành có liên quan;
công tác điều tra, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP
hiệu quả chưa cao, trong đó có khó khăn trong việc áp dụng các quy định của
pháp luật hình sự.
Cần siết chặt quản lý
Ngay sau khi báo cáo giám sát
được công bố, đã có 76 đại biểu đăng ký phát biểu. Điều đó cho thấy mối quan
tâm lớn của Quốc hội và toàn xã hội với vấn đề này, tuy đã được nói không ít
lần, từ nhiều năm nay, nhưng an toàn thực phẩm vẫn chưa bao giờ hết “nóng”.
Mở đầu phần thảo luận, đại biểu
Nguyễn Hoàng Mai (tỉnh Tiền Giang) cho rằng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm là
vấn đề rất lớn, gây bức xúc dư luận. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội về an
toàn thực phẩm do Văn phòng Quốc hội tiến hành, chỉ có 10% yên tâm với thực
phẩm sử dụng hàng ngày, trong khi có tới 59% chưa yên tâm và 27,5% hoàn toàn
không yên tâm,....
Đại biểu Mai đề nghị cần có cơ
quan chuyên trách về quản lý an toàn thực phẩm; đầu tư kinh phí, nhân lực,
trang thiết bị cần thiết cho công tác này; đặc biệt cần tăng cường trách nhiệm
của lãnh đạo các cấp trong quản lý an toàn thực phẩm... thiết lập đường dây
nóng với những số dễ nhớ về an toàn thực phẩm để người dân giám sát.
Trong khi đó, đại biểu Dương
Minh Ánh (đoàn Hà Nội), nói về công tác quản lý rượu, bia, đại biểu cho rằng
ngộ độc rượu đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân thời gian qua, với nhiều vụ
ngộ độc rượu nghiêm trọng liên tiếp xảy ra.
Trên cơ sở đó, đại biểu này đề
nghị phải siết chặt quy định sản xuất kinh doanh rượu, tăng chế tài xử phạt vi
phạm và duy trì trong thời gian dài chứ không phải là phong trào. Đặc biệt,
phải nâng mức xử phạm hình sự đối với người kinh doanh rượu kém chất lượng gây
hậu quả nghiêm trọng.
Cho rằng nguyên nhân chính của
những hạn chế yếu kém là do quản lý nhà nước còn hạn chế, pháp luật còn bất
cập, Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (đoàn Lai Châu) đề nghị, phải đề ra những mục
tiêu định lượng cụ thể về an toàn thực phẩm để nhân dân giám sát; hoàn thiện hệ
thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; tăng cường thanh tra, kiểm tra,
kiểm soát thực phẩm; xây dựng chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe, xử lý nghiêm và
kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong an toàn thực phẩm; kiểm soát chặt
chẽ thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nhập khẩu tiểu ngạch;…
Tham luận về vấn đề quản lý
nguồn hóa chất liên quan đến bảo vệ thực vật, chế biến thực phẩm, đại biểu Phạm
Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng: cần có sự trừng trị nghiêm khắc của pháp luật
đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn; kiểm soát chặt chẽ
thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nhập khẩu tiểu ngạch; cần có đường dây nóng để
nhân dân đấu tranh, tố giác và cơ chế tiếp nhận phản ánh về mất an toàn thực
phẩm các hành vi mất an toàn thực phẩm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét