3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO)
ISO - International
Organization for Standardization.
F Thành lập năm
1947,
F Trụ sở tại
Geneve, Thuỵ Sĩ;
F Có trên 165 quốc
gia thành viên
F Việt Nam gia
nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 72.
F Nhiệm vụ chính: thúc đẩy
phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao
đổi hàng hoá, dịch vụ quốc tế.
F Hiện đã ban hành hơn 17.000 TC.
Lịch sử hình thành Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000
1987: ban hành lần 1 : ISO 9000:1987 với nội dung cơ bản của
Tiêu chuẩn BS 5750:1979
1994: soát xét lần 1, ban hành lần 2 : ISO 9000:1994 (bao gồm
20 Tiêu chuẩn) – là Mô hình về hệ thống đảm bảo chất lượng.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994 được Việt nam biên dịch và
chính thức ban hành đưa vào áp dụng năm 1996 với số hiệu tiêu chuẩn là TCVN ISO
9000:1996
2000: soát xét lần 2, ban hành lần 3 : ISO 9000:2000 (bao gồm
4 Tiêu chuẩn chính) – là Mô hình về hệ thống quản lý chất lượng.
2002: ban hành : ISO 19011:2002 – Hướng dẫn đánh giá hệ thống
quản lý chất lượng và/hoặc Hệ thống quản lý môi trường.
2005: soát xét, ban hành : ISO 9000:2005
2008: soát xét, ban hành : ISO 9001:2008
2009: soát xét, ban hành : ISO 9004:2009
3.2. Mục đích của việc áp dụng HTQLCL
Chấp nhận một HTQLCL nên là một quyết định chiến lược
Một HTQLCL mạnh có thể giúp:
- Cải thiện hiệu suất tổng thể;
- Phát triển bền vững;
Các lợi ích tiềm ẩn mà một tổ chức áp dụng HTQLCL dựa
trên tiêu chuẩn này là:
Khả năng cung cấp SPDV ổn định, đáp ứng yêu cầu
khách hàng & luật định;
Tạo cơ hội để nâng cao sự thỏa mãn khách hàng;
Xác định rủi ro và cơ hội gắn với bối cảnh và mục
tiêu của tổ chức;
Khả năng chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu của
HTQLCL cụ thể;
3.3. Phương pháp quản lý của HTQLCL
HTQLCL
theo ISO 9000 từ phiên bản năm 2000 được xây dựng theo mô hình quản lý chất lượng
(thay vì đảm bảo chất lượng của phiên băn năm 1994), trong đó lấy phương pháp
quản lý trọng tâm là : PHƯƠNG PHÁP QUÁ TRÌNH.
Quá
trình: tập hợp các hoạt
động có quan hệ lẫn nhau và tương tác để biến đầu vào thành đầu ra.
Hay:
•
"Mọi
hoạt động, hay tập hợp các hoạt động sử dụng các nguồn lực để biến đầu vào
thành đầu ra có thể xem như một quá trình”.
•
Thông
thường "đầu ra của quá trình này là đầu vào của quá trình tiếp theo”
.
ƯU
ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ THEO QUÁ TRÌNH
Phương pháp quản lý
theo quá trình khắc phục được các nhược điểm của cơ cấu quản lý theo chức năng,
cụ thể:
Hạn
chế việc tách rời nhân viên ra khỏi khách hàng.
Hạn
chế việc chia rẽ giữa chức năng chất lượng với các chức năng khác.
Xâu
chuỗi, hệ thống hóa các quá trình cần quản lý và tổ chức quản lý theo hệ thống
để đạt được đầu ra mong đợi.
Giúp
cho công tác cải tiến quá trình tốt hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét