Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Các vấn đề liên quan đến thực phẩm

Thực phẩm là 1 nhu cầu cần thiết cho chúng ta mỗi ngày – yêu cầu về thực phẩm ngày càng cao – quốc hội ban hành luật an toàn thực phẩm để đưa ra những vẫn đề ngăn chặn phòng ngừa các tác nhân gây mất an toàn trong thực phẩm.
-          Thực phẩm là gì? Là sản phẩm đi qua con đường ăn uống chúng ta mỗi ngày
-          Phân loại thực phẩm:  + nhóm 1: thực phẩm thường: bia rượu, bánh kẹo…
                                     + nhóm 2:  thực phẩm chức năng (vd: collagen: làm đẹp da, xê sủi beroca….)
                                     + nhóm 3: phụ gia thực phẩm ( cải thiện về mặt đặc tính) + chất hỗ trợ chế biến ( giúp cải thiện về mặt công nghệ)
1.      Tác nhân gây hại ở thực phẩm
-          tác nhân hóa học: hóa chất, QCVN 8-1:2011 quy định về mức giới hạn về độc tố vi nấm
-          tác nhân vật lý: tóc, móng tay…, QCVN 8-2:2011 quy định về mức giới hạn ô nhiễm kim loại nặng
-          tác nhân sinh học: vi sinh vật … QCVN 8-3:2011 quy định về mức giới hạn VSV
2.      Điều kiện đối với 1 cơ sở sx về thực phẩm:
-          Như thế nào là 1 cơ sở đảm bảo VS ATTP???
+ địa điểm: Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
+ nguồn nước: Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;nguồn nước rửa đảm bảo QCVN 02:2009, nước sản xuất đảm bảo 119 chỉ tiêu trong QCVN 01:2009
+ trang thiết bị: Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
+ xử lý chất thải: Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;( phải có hợp đồng xử lý nước thải và chất thải)
+ kiến thức: được đào tạo những kiến thức về vs attp đầy đủ
 3.      Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện  ATTP:
-          Thủ tục cấp giấy:
+ bộ ban ngành quản lý thì do bộ đó cấp giấy đủ đk vệ sinh ATTP có 3 bộ: TT26/BYT, TT29/BCT, TT 01/BNN
+ Đơn
+Giấy ĐKKD
+Thuyết minh/Sơ đồ
+tập huấn: nếu giấy ĐKKD do ủy ban nhân dân cấp thì nơi tập huấn là UBND , nếu ĐKKD do dở kế hoạch dầu tư cấp thì nơi tập huấn là sở KHĐT
+ sức khỏe: khám sức khỏe tại trung tâm y tế dự phòng quận, huyện.
-          Giấy chứng nhận có hiệu lực trong vòng 3 năm.
-          Bộ y tế: phụ gia, tp chức năng, nước uống (nước uống đóng chai, nước khoáng…), bao bì thực phẩm…
-          Bộ công thương:  thành phẩm: rượu, bia, bánh kẹo…(được gọi là hàng hóa)
-          Bộ nông nghiệp: nông thủy sản, tiêu điều, cá, thịt, nước mắm…..
Do quá nhiều đơn vị để cấp nên bộ sẽ giao cho các sở ở các tỉnh, dưới tỉnh các chi cục cấp:
+ đối với nhập khẩu: do sở cấp
+ đối với sản xuất: do các chi cục cấp
Ø  Công thương: sản xuất thì do sở công thương, nhập khẩu do bộ CT
Ø  Nông nghiệp: cục thú y– chi cục thú y (liên quan đến vật nuôi),cục nông lâm thủy sản - chi cục nông lâm sản thủy sản(tiêu điều café…)
Ø  Yte: cục ATTP( nhập khẩu), chi cục ATTP(sx)
I.                   Nghị định 38 + thông tư 19:
-          Công bố hợp quy đối với sp đã có quy chuẩn
-          Công bố phù hợp đối với sp chưa có quy chuẩn: dựa vào 3 Quy chuẩn QCVN 8.1, 8.2, 8,3
Ø  Trình tự công bố(dd5.tt19)
1. Trình tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
a) Bước 1: Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm
-          Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm và theo nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
b) Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
-          Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố được quy định tại Khoản 2 Điều này đến cơ quan tiếp nhận đăng ký quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
a) Các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP.
b) Riêng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm được quy định như sau: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.
c) Kết quả thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với thực phẩm chức năng có công dụng mới, được chế biến từ các chất mới hoặc theo công nghệ mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả;
Ø  Công bố tại nơi nào thì nơi đó trả giấy: hợp quy thì trả giấy tiếp nhận, công bố phù hợp thì trả giấy xác nhận.
Ø  Sản xuất : công bố ở chi cục ATTP
Ø  Nhập khẩu, chức năng, phụ gia tp: công bố ở cục ATTP
-          Thực phẩm có qcvn thời gian công bố 7 ngày
-          Thực phẩm chưa có qcvn thời gian công bố 15 ngày
-          Thực phẩm chức năng thời gian công bố 30 ngày
Ø  Quy trình công bố:
-          Đánh giá: xem xét từ đầu vào tới đầu ra, địa điểm, nhà xưởng…
-          Thử nghiệm: phương pháp dụng cụ đo lường, xem các chỉ tiêu đó có nằm trong mức giới hạn cho phép hay k? thử nghiệm ở phòng thử nghiệm công nhận hoặc  thừa nhận.
-          Chứng nhận:
-          Công bố: công bố hợp quy và công bố sự phù hợp.
ü  Thừa nhận: vừa được công nhận vừa được chỉ định
ü  Công nhận: xác nhận cái năng lực.
-          Giấy chứng nhận có hiệu lực trong vòng 3 năm nếu chưa áp dụng hệ thống QLCL: iso 22000, haccp, GMP, SSOP…ngược lại thì có giá trị 5 năm.
-          Thử nghiệm: 6 tháng thử ngiệm lại 1 lần khi chưa áp dụng các hệ thống, nếu có các hệ thống thì 2 năm 1 lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét