Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Các vấn đề về TACN.

A.    Các văn bản liên quan
1.      Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Ban hành 04/4/2017.
Hiệu lực 20/5/2017.
2.      Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT Quy định chi tiết nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi
Ban hành 10/10/2011.
Hiệu lực 25/11/2011.
Quy định chi tiết ĐK với cơ sở SX, gia công TACN.
DK TACN được đưa vào danh mục, hồ sơ đăng ký TACN vào danh mục.
3.      Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT v/v hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của BNNPTNT.
Ban hành 31/10/2012.
Hiệu lực 15/12/2012.
4.      Thông tư 41/2012/TT-BNNPTNN v/v ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi.
5.      Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT v/v sửa đổi, bổ sung TT66/2011/TT-BNNPTNT
Ban hành 24/12/2014
Hiệu lực 07/02/2015
6.      Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT v/v ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
Ban hành 26/7/2016
Hiệu lực 26/1/2017
7.      Thông tư 06/2016/TT-BNNPTNT
Danh Mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với Mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam
Ban hành 31/5/2016
Hiệu lực 15/7/2016 đến 31/12/2017
Thông tư này thay thế các quy định về kháng sinh dùng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009
8.      Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
-         QCVN 01 – 183:2016/BNNPTNT: Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm
-         QCVN 01 - 77 : 2011/BNNPTNT: cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại - điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
-         QCVN 01 - 78: 2011/BNNPTNT: Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
è Căn cứ để DN sản xuất đúng theo yêu cầu kỹ thuật
è Căn cứ để tổ chức chứng nhận đánh giá sản phẩm phù hợp
è Căn cứ để Bộ ban ngành quản lý
B.     Nội dung cơ bản
1.      Phạm vi điều chỉnh Nghị định 08/CP
-         sản xuất, kinh doanh
-         xuất khẩu, nhập khẩu
-         khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi
-         quản lý nhà nước
-         kiểm tra, thanh tra và các hành vi vi phạm hành chính
2.      Đối tượng áp dụng:
Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam
3.      Các khái niệm cơ bản:
-         Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống
-         Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
-         Thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức và được sử dụng cùng với thức ăn thô nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của bê và bò thịt
-         Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hay hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi
-          Gia súc, gia cầm non bao gồm các đối tượng sau đây:
·        Lợn con: Từ 01 đến 45 ngày tuổi hoặc từ sơ sinh đến 15 kg.
·        Gà, chim cút, vịt và ngan con: Từ 01 đến 28 ngày tuổi.
·        Bê: Dưới 06 tháng tuổi

4.      Kháng sinh
DANH MỤC
HÀM LƯỢNG KHÁNG SINH ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM VỚI MỤC ĐÍCH KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG TẠI VIỆT NAM
(Ban hành
kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Số TT
Tên kháng sinh
Hàm lượng (tối thiểu - tối đa) cho phép sử dụng trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (mg kháng sinh/kg thức ăn)
Hàm lưng (tối thiểu - tối đa) cho phép sử dụng trong thức ăn hỗn hp cho bê dưi 6 tháng tuổi (mg kháng sinh/kg thức ăn)
Gà, chim cút (từ 1 đến 28 ngày tuổi)
Gà, chim cút đẻ trứng giống
Lợn nhỏ hơn 60 kg thtrọng)

1
Bambermycins
1 - 2
1 - 2
2 - 4
1 - 4
2
BMD (Bacitracin Methylene-Disalicylate)
4 - 50
10 - 25
10 - 30
15 - 20
3
Chlortetracycline
10 - 50
*
10 - 50
10 - 50
4
Colistin sulphate
2 - 20
*
2 - 20
5 - 40
5
Enramycin
1 - 10
*
2,5 - 20
*
6
Kitasamycin
5 - 11
*
50 - 55
*
7
Lasalocid sodium
68 - 113
*

10 - 30
8
Lincomycin
2 - 4
*
10 - 20
*
9
Monensin
90 - 110
90 - 110
*
5 - 40
10
Narasin
*
*
15 - 30
*
11
Neomycin sulphate
10 - 50
*
10 - 50
15 - 20
12
Nosiheptide
2 - 4
*
2,5 - 20
*
13
Salinomycin sodium
40 - 60
*
*
10 - 30
14
Tylosin phosphate
4 - 50
*
20 - 40
20 - 30
15
Virginiamycin
5 - 15
*
5 - 10
10 - 22
Ghi chú: Ký hiệu “ * ” là không được phép sử dụng.

1. Trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, chỉ được sử dụng tối đa 02 loại kháng sinh quy định trong Danh Mục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp sử dụng 02 loại kháng sinh phải có căn cứ khoa học.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng premix có hàm lượng kháng sinh không vượt quá 20% để trộn vào thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm với hàm lượng theo quy định tại Thông tư này; không được sử dụng vào Mục đích khác

3. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được phép lưu hành tại Việt Nam có chứa kháng sinh không đáp ứng quy định tại Thông tư này chỉ được phép lưu hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016


QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐỐI VỐI CÁC ĐƠN VỊ Ở LĨNH VỰC THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Sản xuất
Nhập khẩu






ĐIỀU KIỆN VÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ LĨNH VỰC THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Gia công
Sản xuất
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Nhà xưởng phải đảm bảo
- Có phòng thí nghiệm/ liên kết với PTN
- Có hệ thống xử lý chất thải
- Có nhân viên kỹ thuật đúng chuyên ngành
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Nhà xưởng phải đảm bảo
- Có phòng thí nghiệm/ liên kết với PTN
- Có hệ thống xử lý chất thải
- Có nhân viên kỹ thuật đúng chuyên ngành
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng, hợp chuẩn, hợp quy
- Đăng ký danh mục
Kinh doanh
Nhập khẩu
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Địa chỉ rõ ràng
- Có nơi trưng bày lưu giữ đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng
- Đăng ký danh mục
- Kiểm tra nhà nước





ĐĂNG KÝ DANH MỤC THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Gia công
Sản xuất (Điểm a khoản 3 điều 5 TT50)
Không đăng ký
- Đơn đăng ký (phụ lục 3)
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh
- Bản công bố tiêu chuẩn cơ sở áp dụng
- Phiếu kết quả thử nghiệm (chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn được cấp bởi các PTN chỉ định hoặc thừa nhận nếu chỉ tiêu công bố chưa có PP thử được chỉ định)
- Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn (nếu có) / hợp quy (đối với sản phẩm phải hợp quy)/ quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới
- Kết quả khảo nghiệm đối với TACN mới
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận)
Kinh doanh
Nhập khẩu (Điều 6 – TT66)
Không đăng ký
- Đơn đề nghị công nhận chất lượng (phụ lục 6 thông tư 66).
- Giấy Chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
- Bản mô tả sản phẩm: mô tả thành phần chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn do nhà sản xuất cung cấp.
- Nếu đơn vị có áp dụng ISO, HACCP,… à Phiếu kết quả thử nghiệm (không yêu cầu PTN có được chỉ định, công nhận, thừa nhận hay không) + Chứng chỉ ISO, HACCP
- Nếu đơn vị chưa áp dụng ISO, HACCP, … à Phiếu kết quả thử nghiệm do PTN được chỉ định, công nhận, thừa nhận.
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhãn phụ bằng tiếng việt
- Giấy ủy quyền của nhà sx cho tổ chức, cá nhân đăng ký




Các vấn đề liên quan đến thực phẩm

Thực phẩm là 1 nhu cầu cần thiết cho chúng ta mỗi ngày – yêu cầu về thực phẩm ngày càng cao – quốc hội ban hành luật an toàn thực phẩm để đưa ra những vẫn đề ngăn chặn phòng ngừa các tác nhân gây mất an toàn trong thực phẩm.
-          Thực phẩm là gì? Là sản phẩm đi qua con đường ăn uống chúng ta mỗi ngày
-          Phân loại thực phẩm:  + nhóm 1: thực phẩm thường: bia rượu, bánh kẹo…
                                     + nhóm 2:  thực phẩm chức năng (vd: collagen: làm đẹp da, xê sủi beroca….)
                                     + nhóm 3: phụ gia thực phẩm ( cải thiện về mặt đặc tính) + chất hỗ trợ chế biến ( giúp cải thiện về mặt công nghệ)
1.      Tác nhân gây hại ở thực phẩm
-          tác nhân hóa học: hóa chất, QCVN 8-1:2011 quy định về mức giới hạn về độc tố vi nấm
-          tác nhân vật lý: tóc, móng tay…, QCVN 8-2:2011 quy định về mức giới hạn ô nhiễm kim loại nặng
-          tác nhân sinh học: vi sinh vật … QCVN 8-3:2011 quy định về mức giới hạn VSV
2.      Điều kiện đối với 1 cơ sở sx về thực phẩm:
-          Như thế nào là 1 cơ sở đảm bảo VS ATTP???
+ địa điểm: Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
+ nguồn nước: Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;nguồn nước rửa đảm bảo QCVN 02:2009, nước sản xuất đảm bảo 119 chỉ tiêu trong QCVN 01:2009
+ trang thiết bị: Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
+ xử lý chất thải: Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;( phải có hợp đồng xử lý nước thải và chất thải)
+ kiến thức: được đào tạo những kiến thức về vs attp đầy đủ
 3.      Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện  ATTP:
-          Thủ tục cấp giấy:
+ bộ ban ngành quản lý thì do bộ đó cấp giấy đủ đk vệ sinh ATTP có 3 bộ: TT26/BYT, TT29/BCT, TT 01/BNN
+ Đơn
+Giấy ĐKKD
+Thuyết minh/Sơ đồ
+tập huấn: nếu giấy ĐKKD do ủy ban nhân dân cấp thì nơi tập huấn là UBND , nếu ĐKKD do dở kế hoạch dầu tư cấp thì nơi tập huấn là sở KHĐT
+ sức khỏe: khám sức khỏe tại trung tâm y tế dự phòng quận, huyện.
-          Giấy chứng nhận có hiệu lực trong vòng 3 năm.
-          Bộ y tế: phụ gia, tp chức năng, nước uống (nước uống đóng chai, nước khoáng…), bao bì thực phẩm…
-          Bộ công thương:  thành phẩm: rượu, bia, bánh kẹo…(được gọi là hàng hóa)
-          Bộ nông nghiệp: nông thủy sản, tiêu điều, cá, thịt, nước mắm…..
Do quá nhiều đơn vị để cấp nên bộ sẽ giao cho các sở ở các tỉnh, dưới tỉnh các chi cục cấp:
+ đối với nhập khẩu: do sở cấp
+ đối với sản xuất: do các chi cục cấp
Ø  Công thương: sản xuất thì do sở công thương, nhập khẩu do bộ CT
Ø  Nông nghiệp: cục thú y– chi cục thú y (liên quan đến vật nuôi),cục nông lâm thủy sản - chi cục nông lâm sản thủy sản(tiêu điều café…)
Ø  Yte: cục ATTP( nhập khẩu), chi cục ATTP(sx)
I.                   Nghị định 38 + thông tư 19:
-          Công bố hợp quy đối với sp đã có quy chuẩn
-          Công bố phù hợp đối với sp chưa có quy chuẩn: dựa vào 3 Quy chuẩn QCVN 8.1, 8.2, 8,3
Ø  Trình tự công bố(dd5.tt19)
1. Trình tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
a) Bước 1: Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm
-          Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm và theo nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
b) Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
-          Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố được quy định tại Khoản 2 Điều này đến cơ quan tiếp nhận đăng ký quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
a) Các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP.
b) Riêng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm được quy định như sau: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.
c) Kết quả thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với thực phẩm chức năng có công dụng mới, được chế biến từ các chất mới hoặc theo công nghệ mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả;
Ø  Công bố tại nơi nào thì nơi đó trả giấy: hợp quy thì trả giấy tiếp nhận, công bố phù hợp thì trả giấy xác nhận.
Ø  Sản xuất : công bố ở chi cục ATTP
Ø  Nhập khẩu, chức năng, phụ gia tp: công bố ở cục ATTP
-          Thực phẩm có qcvn thời gian công bố 7 ngày
-          Thực phẩm chưa có qcvn thời gian công bố 15 ngày
-          Thực phẩm chức năng thời gian công bố 30 ngày
Ø  Quy trình công bố:
-          Đánh giá: xem xét từ đầu vào tới đầu ra, địa điểm, nhà xưởng…
-          Thử nghiệm: phương pháp dụng cụ đo lường, xem các chỉ tiêu đó có nằm trong mức giới hạn cho phép hay k? thử nghiệm ở phòng thử nghiệm công nhận hoặc  thừa nhận.
-          Chứng nhận:
-          Công bố: công bố hợp quy và công bố sự phù hợp.
ü  Thừa nhận: vừa được công nhận vừa được chỉ định
ü  Công nhận: xác nhận cái năng lực.
-          Giấy chứng nhận có hiệu lực trong vòng 3 năm nếu chưa áp dụng hệ thống QLCL: iso 22000, haccp, GMP, SSOP…ngược lại thì có giá trị 5 năm.
-          Thử nghiệm: 6 tháng thử ngiệm lại 1 lần khi chưa áp dụng các hệ thống, nếu có các hệ thống thì 2 năm 1 lần.

Xin giấp phép sản xuất phân bón

Xin giấy phép sản xuất phân bón:
Phân hữu cơ: xin ở Cục trồng trọt
Phân vô cơ: Xin ở Cục hóa chất
Nghị định 202: quy định ĐK SX phân bón: Có giấy ĐKKD(có lĩnh vực SX phân bón), đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất-kỹ thuật
Điều 16 – TT-77/2016: Sửa đổi khoản 3/Điều 8/NĐ 202: Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên một trong các chuyên ngành sau: Hóa, lý, sinh học, nông nghiệp, trồng trọt, khoa học cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng.
Khoản 4/điều 8b/NĐ-202/2013: Các công đoạn, hệ thng bắt buộc phải sử dụng máy móc, thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa: Xúc, đảo trộn nguyên liệu, khi sản xuất phân bón rễ; nghiền sàng đối với phân bón dạng rắn, dạng bột; khuấy trộn, lọc đối với phân bón dạng lỏng; dây chuyền vận chuyển; hệ thống sấy, tạo hạt đối với phân bón dạng hạt, viên hoặc hệ thống sấy khi có yêu cầu phải sấy đối với dạng bột; hệ thống cân, đóng gói thành phẩm.
Đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác: Có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trlên hoặc tương đương; đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau một năm kể từ ngày thành lập.
Đối với phân bón vô cơ: Không bắt buộc.
Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề sản xuất phân bón;
c) Bản sao chứng thực hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác do Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định cấp;
Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chưa được ban hành hoặc chưa có tổ chức chứng nhận được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Trồng trọt chỉ định thì nộp tài liệu chứng minh việc đáp ứng các quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bản sao chụp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất theo quy định tại Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
đ) Bản sao chụp giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ;
e) Bản sao chụp Kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động;
g) Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành và danh sách người lao động trực tiếp sản xuất được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Việc huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác cho người lao động trực tiếp sản xuất không phải cấp chứng chỉ và do đơn vị có chức năng hoặc doanh nghiệp tổ chức theo chương trình, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng do Cục Trồng trọt ban hành khi Thông tư này có hiệu lực.
Đối với phân bón vô cơ:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà xưởng, kho), máy móc thiết bị (bản kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng phân bón). Bản kê diện tích, mặt bằng nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ;
d) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Bản sao quyết định phê duyệt phương án chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp;
e) Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này; Bản sao Giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài (nếu có);
g) Bản sao hợp đồng thử nghiệm với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (nếu có);
h) Bản sao bản công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có);
i) Bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc tương đương (nếu có);
k) Hợp đồng thuê gia công (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ);

Thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.

 II. Phân loại thức ăn chăn nuôi

a) Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn là thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi;

b) Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống;

c) Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh;

d) Thức ăn chăn nuôi bổ sung là nguyên liệu đơn hay hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi;

đ) Phụ gia thức ăn chăn nuôi là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi trong quá trình chế biến, xử lý nhằm duy trì hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn chăn nuôi;

e) Premix là loại thức ăn bổ sung gồm hỗn hợp của một hay nhiều hoạt chất cùng với chất mang;

g) Hoạt chất là chất vi dinh dưỡng hoặc chất kích thích sinh trưởng, kích thích sinh sản hoặc chất có chức năng sinh học khác được đưa vào cơ thể vật nuôi bằng thức ăn hay nước uống;

h) Chất mang là chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi.

i) Sản xuất thức ăn chăn nuôi là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thức ăn chăn nuôi. 

III. Phân loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

1) Dựa trên nguồn gốc, thức ăn chăn nuôi gồm các loại sau:
   - Thức ăn thô khô: tất cả các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng được cắt phơi khô, các loại phụ phẩm nông nghiệp phơi khô… có hàm lượng xơ thô > 18%, như: 
   • Cỏ khô họ đậu, hòa thảo: pangola, stylo…
   • Phụ phẩm công nông nghiệp: giây lang, cây lạc, thân cây ngô, rơm lúa, bã mía, bã dứa… phơi khô.
  - Thức ăn xanh: tất cả các loại rau, cỏ trồng, cỏ tự nhiên cho ăn tươi như: rau muống, bèo hoa dâu, lá bắp cải, su hào, cỏ voi, cây ngô non, cỏ ghine…
 - Thức ăn giàu năng lượng: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô < 20%, xơ thô 70% TDN như:
     • Các loại hạt ngũ cốc: ngô, gạo, cao lương…
     • Rỉ mật đường, dầu, mỡ…
     • Phế phụ phẩm của ngành xay xát: cám gạo, cám mỳ, cám ngô…
     • Các loại củ, quả: sắn, khoai lang, khoai tây, bí đỏ…
 - Thức ăn ủ xanh:
     • Cây ngô tươi, cỏ voi ủ xanh.
     • Các loại rau ủ chua.
 - Thức ăn bổ sung khoáng:
     • Bột xương, bột vỏ sò, bột đá vôi, bột CaCO3…
     • Các chất khoáng vi lượng: FeSO4, CuSO4, MnSO4…
    - Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng:
     • Chất chống mốc, chất chống oxy hóa.
     • Chất kích thích sinh trưởng…
     • Chất tạo màu, tạo mùi.
     • Thuốc phòng bệnh, kháng sinh.
  - Thức ăn bổ sung vitamin: A, D, E, B1, B2, C…    
  - Thức ăn giàu protein: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô > 20%, xơ thô < 18%, như:
     • Thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật: các loại hạt họ đậu (đỗ tương, vừng, đậu mèo…) và phụ phẩm công nghiệp chế biến (khô dầu lạc, khô dầu đỗ tương…).
     • Nấm men, tảo biên, vi sinh vật…
     • Thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật: bột cá, bột thịt, sữa bột…
  - Thức ăn hỗn hợp: là hỗn hợp có từ hai nguyên liệu đã qua chế biến trở lên. Thức ăn hỗn hợp được phối hợp theo công thức của nhà chế tạo.
Có 3 loại thức ăn hỗn hợp:
     - Hỗn hợp bổ sung: là hỗn hợp chứa các chất dinh dưỡng bổ sung như khoáng vi lượng, vitamin, axit amin, enzym, thuốc phòng bệnh… Hỗn hợp bổ sung thường chế biến dưới dạng premix. Ví dụ: premix khoáng, premix vitamin-axit amin…
- Hỗn hợp hoàn chỉnh: là loại hỗn hợp chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật nuôi, khi cho ăn không phải bổ sung bất cứ một chất nào khác trừ nước uống.
     - Hỗn hợp đậm đặc: là hỗn hợp giàu protein, axit amin, chất khoáng, vitamin; khi nuôi động vật người ta pha loãng bằng những thức ăn tinh khác (ví dụ: ngô, tấm, cám gạo…).

2) Dựa trên phương pháp chế biến, thức ăn chăn nuôi gồm:
 - Thức ăn dạng viên được qua máy ép cám viên chế biến từ các bột nguyên liệu ngô, khoai, sắn, lúa, đậu tương.v..v..

 - Thức ăn dạng bột được qua máy băm nghiền đa năng 3A nghiền thành bột

Đánh giá chứng nhận công ty Xuân Trường Phát Lộc