Năm 2017 là một
năm có khá nhiều đổi mới về công tác quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Việt
Nam với một nghị định và một thông tư mới có hiệu lực thi hành là: Thông tư số
27/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ 26/1/2017 và Nghị định số
39/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/5/2017.
a. Một số điểm
lưu ý của Thông tư 27:
Khái quát lại một
số khái niệm về thức ăn chăn nuôi:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo
công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả
năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất
mà không cần thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống.
- Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng các chất dinh dưỡng
cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành
thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
- Thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế
theo công thức và được sử dụng cùng với thức ăn thô nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ
các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của bê và bò thịt
Phân chia lại số
ngày tuổi đối với gia súc, gia cầm non:
- Lợn con: Từ 01 đến 45 ngày tuổi hoặc từ
sơ sinh đến 15 kg.
- Gà, chim cút, vịt và ngan con: Từ 01 đến
28 ngày tuổi.
- Bê: Dưới 06 tháng tuổi.
Bỏ 2 chỉ tiêu thử
nghiệm so với thông tư cũ, cụ thể:
Số TT
|
Chỉ tiêu xác định
|
Phương pháp thử
|
1
|
Aflatoxin tổng số
|
TCVN 7596:2007 (ISO 16050: 2003)
|
2
|
Asen (As)
|
AOAC 986.15
TCVN 9588: 2013 (ISO 27085:2009)
|
3
|
Cadimi (Cd)
|
TCVN 7603:2007; AOAC 986.15
TCVN 8126:2009; AOAC 999.11
TCVN 9588: 2013 (ISO 27085:2009)
|
4
|
Chì (Pb)
|
TCVN 7602:2007; AOAC 986.15
TCVN 8126:2009; AOAC 999.11
TCVN 9588: 2013 (ISO 27085:2009)
|
5
|
Thủy ngân (Hg)
|
TCVN 7604:2007
|
6
|
Coliforms
|
TCVN 6848:2007
|
7
|
Staphylococcus aureus
|
TCVN 4830-1:2005
TCVN 4830-2: 2005
|
8
|
Clostridium perfringens
|
TCVN 4991: 2005
|
9
|
E.coli (Escherichia coli)
|
TCVN 7924-2:2008
|
10
|
Salmonella
|
TCVN 4829: 2005
|
b. Một số điểm
lưu ý của Thông tư 27:
1. Trong thời hạn 18 tháng kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn
nuôi, thủy sản thương mại có trách nhiệm thực hiện việc
công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn
chăn nuôi, thủy sản theo quy định của Nghị định này.
2. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng
sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm được phép lưu
hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm
mục đích phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non được phép lưu hành đến hết ngày 31
tháng 12 năm 2020.
3. Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn
nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, hồ sơ đăng ký lại và hồ sơ đăng
ký xác nhận thay đổi thông tin thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành
tại Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận trước thời
điểm Nghị định này có hiệu lực thì giải quyết theo quy định tại Nghị định
số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 về quản lý thức
ăn chăn nuôi. Trừ quy định về tên thương mại của sản phẩm thức ăn chăn nuôi,
thủy sản được áp dụng ngay cho tất cả các sản phẩm đăng ký mới và đăng ký lại
kể từ thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày Nghị định này
có hiệu lực thi hành, cơ sở sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản
thương mại có trách nhiệm thực hiện việc công bố lại tên thương mại của các sản
phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản trái với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12
Nghị định này.
5. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận được phép lưu hành tại Việt
Nam trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực được phép lưu hành 05 năm kể từ
ngày được công nhận.
6. Các tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức
ăn chăn nuôi, thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chỉ định trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực được giữ
nguyên giá trị hiệu lực ghi tại quyết định chỉ định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét