Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Quản lý chất lượng

Khái niệm quản lý chất lượng
QLCL là tập hợp các hoạt động chức năng quản lý chung nhằm đề ra các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm, và thực hiện chính bằng biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến trong khuôn khổ hệ thống chất lượng.
Theo ISO 9000:2015
QLCL là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng.
(Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm: lập chính sách chất lượngmục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng  và cải tiến chất lượng).
 Hoạch định chất lượng
Một phần của quản lý chất lượng tập trung vào việc lập mục tiêu chất lượng và qui định các quá trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực có liên quan để thực hiện các mục tiêu chất lượng.
Cụ thể:
Xác lập Chính sách và mục tiêu chất lượng.
Xác định khách hàng.
Xác định nhu cầu và đặc điểm nhu cầu.
Phát triển các đặc điểm của sản phẩm (thiết kế).
Phát triển quá trình có khả năng tạo ra những đặc điểm của sản phẩm.
Chuyển giao các kết quả của hoạch định cho bộ phận tác nghiệp.
Kiểm soát chất lượng
Một phần của quản lý chất lượng tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng.
Cụ thể:
Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu.
Đánh giá việc thực hiện CL trong thực tế (đo lường).
So sánh CL thực tế với kế hoạch để phát hiện ra sai lệch
Tiến hành các hoạt động cần thiết để khắc phục các sai lệch (giảm các điểm KPH) .
 Đảm bảo chất lượng
Một phần của quản lý chất lượng tập trung vào cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện.
Cụ thể:
Theo dõi, giám sát việc kiểm soát chất lượng.
Đảm bảo chất lượng SP đạt/đáp ứng yêu cầu.
Đảm bảo tính ổn định của chất lượng SP.
Tạo dựng và duy trì lòng tin với các bên liên quan.
Cải tiến chất lượng
Một phần của quản lý chất lượng tập trung vào nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng.
Cụ thể:
Kiểm tra, đánh giá hệ thống.
Thu thập thông tin phản hồi.
Khắc phục các tồn tại, nỗ lực ngăn ngừa SKPH tiềm ẩn.
Phát triển SP mới, đa dạng hoá SP.
Thực hiện công nghệ mới.
Thay đổi quá trình nhằm giảm khuyết tật .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét