1. Luật chất lượng sản
phẩm hàng hóa.
Tại điều 3 Chương I của Luật chất lượng sản
phẩm hàng hóa đã giải thích cụ thể định nghĩa từng đối tượng của chất lượng đã
được học ở những bài trước như sản phẩm, hàng hóa. Trong đây cũng nêu rõ phân
loại của 2 nhóm sản phẩm hàng hóa.
Nhóm 1: Sản phẩm, hàng hoá không có khả năng gây mất an toàn là
sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp
lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi
trường.
Ví dụ: sách vở,
Nhóm 2: Sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn là sản phẩm, hàng hoá
trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích,
vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
Ví dụ: nước, điện, axits.
Người ta dựa vào tính chất lý hóa phân ra 2 nhóm đó. Và ở nhóm 2 đây là
nhóm sản phẩm hàng hóa do Chính phủ ban hành.
Ngoài
ra dựa vào việc phân chia 2 nhóm này, Chính phủ sẽ phân công mỗi Bộ ngành quản
lý mỗi phần, mỗi lĩnh vực khác nhau: Ví dụ như Bộ Công thương
quản lý phân bón vô cơ. Bộ y tế: phân bón hữu cơ – thông tư 41,…
Trong điều 3 này cũng có một
số khái niệm quan trọng cần lưu ý, hiểu rõ và phân biệt như thử nghiệm, giám
định, chứng nhận và kiểm định.
Ta có
thể hiểu đơn giản các khái niệm đó như sau:
Thử nghiệm: là thao tác xác định một hay nhiều đặc tính của sản
phẩm, hàng hóa theo một quy trình nhất định.
Chứng nhận: gồm 2 công đoạn: đánh giá và xác nhận sau khi đánh giá,
Giám định: là việc xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so
với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng
cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm.
Tổ chức chứng nhận không được phép đưa cho 1 tổ chức không có giấy phép
chứng nhận. Phải chứng nhận xem xét từng chỉ tiêu hóa lý đề ra.
Giám
định rộng hơn hoạt động chứng nhận. Chứng nhận cũng bao gồm đánh giá chất lượng
nhưng còn bao gồm số lượng, chất lượng.
Kiểm định: liên quan tới sai số ảnh hưởng đến lợi ích của sản phẩm
cần xem xét sai số đó có nằm trong khuôn khổ cho phép hay không?
Hiệu chuẩn: khi thiết bị không chính xác thì kết quả thực tế sẽ sai
lệch, phải hiệu chuẩn lại và đưa ra kết quả thực tế. Ví dụ cân hiệu chuẩn ở chợ - để cân lại biết chính xác giá trị thực tế
của sản phẩm đã mua.
Thừa nhận kết quả: hoạt động thừa nhận mang tính song phương,
anh thừa nhận tôi tôi thừa nhận anh. Đây là một hoạt động quan trọng
Ví dụ: việt nam và các nước song phương về
vấn đề giao lưu, mua bán hàng hóa hay bảo hộ liên quan tới hoạt động thừa nhận,
chính sách bảo hộ kỹ thuật khác bảo hộ thuế.
2. Luật tiêu chuẩn
quy chuẩn kỹ thuật
Điều 3 chương I của Luật tiêu chuẩn quy chuẩn
kỹ thuật đã đi rất cụ thể về
khái niệm chi tiết tiêu chuẩn cũng như quy chuẩn. Từ đó thấy được điểm giống và
khác nhau của 2 khái niệm này.
Tiêu
chuẩn là những quy định
dùng làm chuẩn để phân loại đánh giá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đối
tượng này.
Bản chất của tiêu chuẩn là nói về
chất lượng.
Quy
chuẩn là quy định về mức
giới hạn đối tượng phải tuân theo nhằm đảm bảo an toàn.
Đối với 2 vấn đề này thì tiêu chuẩn là khía cạnh không bắt buộc, khuyến
khích thực hiện. Còn đối quy chuẩn là bắt buộc phải áp dụng do cơ quan quản lý
ban hành.
Ví dụ: ISO
Bảng
1.2: So sánh tiêu chuẩn và quy chuẩn
Tiêu
chuẩn
|
Quy
chuẩn
|
-
Đối
tượng nào cũng có
-
Những
quy định dùng làm chuẩn
-
Không
bắt buộc
|
-
Các
đối tượng tùy từng thời điểm, từng giai đoạn, bộ ngành và còn theo phát triển
kinh thế tại thời điểm đó.
-
Quy
định về mức giới hạn
-
Bắt
buộc phải áp dụng
-
|
Ví dụ: Trước
2013 thì nước là tiêu chuẩn, nhưng sau 2013 được ban ngành kiểm tra chất lượng,
kiểm tra chất được tồn tại trong nước cần công bố nên là quy chuẩn.
Điều 10 chương 2 luật tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ
thuật cũng có nêu rõ: Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn
Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;
2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.
Ví dụ cụ thể: TCVN 1078 – 1999: tiêu chuẩn quốc gia theo
số hiệu 1078 phiên bản 1999. TCVN 1078 -1 : 1999 đây là tiêu chuẩn con của TCVN
1078 -1999.
Đối với TC việt nam có 2 ký hiệu TCVN và TCCS. Tương tự như quy chuẩn
QCVN và QCCS
Ngoài ra còn có các quy chuẩn địa phương ví dụ quy chuẩn ban hành Đà Nẵng
về việc xanh sạch đẹp. Mỗi quốc gia sẽ có mỗi ký hiệu tiêu chuẩn riêng.
Trong điểu 2 chương 2 của Luật này có nêu ra một đố loại tiêu chuẩn cụ thể:
Tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tiêu
chuẩn phương pháp thử, tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản.
Ví dụ bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong đó có từng tiêu chuẩn như ISO 9001:2004…
trong bộ tiêu chuẩn đề cặp đến nhiều khía cạnh khác nhau
3. Nghị định 132 của
luật chất lượng sản phẩm hàng hóa
Căn cứ quy định khoản 1
và khoản 2 Điều 3 chương I của nghị định 132 này, thì hàng hóa được phân thành
2 nhóm như đã trình bày ở phần 1. Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Đối với khoản 3 điều 3
nghị định này cũng nhận định vấn đề sản phẩm chia theo 2 nhóm mới ban hành chi tiết theo từng mảng, từng
thời kỳ sau đó chia ra cho từng bộ ngành quản lý từng sản phẩm, dựa trên chất
lượng phân ra các nhóm sản phẩm, dựa vào các nhóm sản phẩm phân các danh mục và
từ đó phân chi tiết ban hành quy chuẩn để đánh giá đúng nhất.
Và để chứng minh cho nhận định trên thì trong Điều 32 chương IV của nghị định 132: Trách
nhiệm của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng sản
phẩm, hàng hoá.
Trong
đó, bộ nào quản lý sản phẩm, lĩnh vực nào được nêu ra rất cụ thể. Điển hình như
khoản p. Bộ Khoa học và Công nghệ: thiết bị an toàn bức xạ
hạt nhân; các nguồn phóng xạ; phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm,
hàng hoá khác, trừ các sản phẩm đã nêu tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i,
k, l, m, n, o của khoản này và các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, bí mật quốc gia.
Ngoài ra Nghị định 127 và quyết định 24 cũng nêu
khá rõ việc xác định đối tượng quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng cụ thể, quy định về hoạt động chứng nhận hợp
chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
4. Thông tư 28 về việc quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp
quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
a. Thử
nghiệm mẫu điển hình
Ở
thông tư 28 còn cần nắm rất kỹ Phụ Lục II có phương thứ 1: Thử nghiệm mẫu điển
hình.
Vậy
Mẫu điển hình là gì? Ngoài mẫu điển hình có mẫu nào?
Cần phân biệt mẫu
chung, mẫu điển hình, phương pháp lấy mẫu
Ví
dụ
trong doanh nghiệp có 1 sản phẩm cùng 1 nguyên liệu, quy trình, thiết kế. Người chuyên gia lấy mẫu phải phân biệt từng
điểm sản phẩm – xác định n điểm. Mỗi điểm lấy 1 mẫu đại diện, ngẫu nhiên đại
diện cho sản phẩm. Đây được gọi lại mẫu đại diện
Mẫu chung: đêm tất cả mẫu đại diện tập hợp lại sẽ tạo
thành mẫu chung,
Trong mẫu chung sẽ xáo
trộn cho đều rút ngẫu nhiên ra 1 mẫu trong các mẫu chung làm đại diện được gọi
là mẫu điển hình.
Lưu mẫu: sản phẩm phải
được lưu tại nơi sản xuất, tại nơi chứng nhận, và tại phòng thử nghiệm, 3 mẫu
có giá trị như nhau để đối chứng sau này.
Phương pháp lấy mẫu: có
thể được quy định chi tiết trong tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn, ví dụ lấy mẫu cữ
chi, Z, U,…
Bản chất của việc lấy
mẫu:
Mẫu điển hình lấy ra
không nhiều, 1kg hoặc đến 3kg. Ví dụ rượu 1 chai đóng gói. Như vang đà lạt, 1
loại sản phẩm lấy ba mẫu.
Sau khi lấy xong để đảm
bảo 3 mẫu của sản phẩm có giá trị như nhau thì yêu cầu bỏ vào bao đóng gói, kẹp
chì để không thay đổi chất lượng.
Khi lấy 1 mẫu cần lấy
3, 1 để lưu trữ, nhà sản xuất 1 và gửi đến phòng thí nghiệm 1 mẫu. có 1 số
trường hợp lấy 4, 5 mẫu tùy từng đối tượng. Có biện pháp niêm phong mẫu, lấy
xong đóng gói cẩn thận, dán phiếu tem mẫu ra ngoài để phân biệt. Tem mẫu ghi rõ
nhóm thuộc của sản phẩm, trong tem mẫu khồng được phép để đơn vị sản xuất hoặc
tên thương mại để tránh lien quan tới các vấn đề bảo mật chất lượng,…
Ngoài ra tem mẫu còn có
ký hiệu mẫu để dễ dàng phân biệt từng giai đoạn mẫu, có chứa nội dung tên thật
mẫu – ký hiệu chỉ nhà chứng nhận mới biết đó là loại gì, sản phẩm thuộc lĩnh
vực gì?
Trên tem còn có ngày
lấy mẫu, người đại diện lấy mẫu,…
Sau đính kèm tem thì
bọc cả mẫu có tem vào 1 lớp bao bì để bảo quản, niêm phong, kẹp bằng dây chì
với mục đích không thay đổi chất lượng, giữ giá trị.
SIU: thương mại, trên
thị trường, cần xác nhận siu giả. Mỗi sản phẩm có 1 mã siu khác nhau.ví dụ:
V002094. Dùng SIU để niêm phong bọc chì. Không thể phá ra,…
Ví dụ: mẫu sắn khô.
Sau đó mẫu được gửi đi
kèm theo các chỉ tiêu kiểm nghiệm như chỉ tiêu chăn nuôi,…
Biên bản lấy mẫu: trong
biên bản có tên mẫu, mã số ký hiệu mẫy là mã trên siu để đối chiếu theo ngày.
Ngoài ra còn có bộ hồ
sơ đánh giá chứng nhận
Đối với sản phẩm rượu,
lấy mẫu rồi bóc nhãn rượu ra, rượu có thể lưu vào chai không nhãn mác, bao bì.
Sau đó chai đó cũng được bao bọc bao lớn phía ngoài và niêm phong lại.
b. Phương thức đánh
giá sự phù hợp: có 8 phương thức được trình bày ở bảng 1.3
Trong điều 5 chương I
của thông tư 28 có nêu 8 phương thức đánh giá quy chuẩn. Để đánh giá, tùy theo từng thời điểm cụ thể mà có sự đánh giá khác nhau.
Bảng 1.3: Phương thức
đánh giá sự phù hợp
|
|
|
Đánh giá ban đầu
|
Đánh giá giám sát
|
|||
|
Thử nghiệm mẫu điển hình
cho lô hàng
|
Thử nghiệm mẫu toàn bộ lô
hàng
|
Thử nghiệm mẫu
|
Đánh giá quá trình sản
xuất
|
Thử nghiệm mẫu thị trường
|
Thử nghiệm mẫu nơi sản
xuất
|
Đánh giá quá trình sản
xuất
|
Phương thức 1
|
|
|
X
|
|
|
|
|
Phương thức 2
|
|
|
X
|
X
|
X
|
|
|
Phương thức 3
|
|
|
X
|
X
|
|
X
|
X
|
Phương thức 4
|
|
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
Phương thức 5
|
|
|
X
|
X
|
Hoặc X
|
Hoặc X
|
X
|
Phương thức 6
|
|
|
|
X
|
|
|
X
|
Phương thức 7
|
X
|
|
|
|
|
|
|
Phương thức 8
|
|
X
|
|
|
|
|
|
Ví dụ một giấy chứng
nhận có hiệu lực trong vòng 3 năm, đánh giá chứng nhận lần đầu cấp 1 giấy chứng
nhận …. Qua 3 năm bắt đầu cung cấp giấy chứng nhận lại, phù hợp với 1 điều
kiện. sản phẩm nào đánh giá sản phẩm đó thì sản phẩm ấy sẽ được dùng mãi mãi.
Hình thành nhiều cách
đánh giá khác nhau
Trường hợp 1: đánh giá
hết 100% à đòi hỏi tính
chất an toàn cao.
Trường hợp 2 đánh giá
theo lô – lấy đánh giá ngẫu nhiên trong cùng 1 lô.
Lô sản phẩm của 1 ngày
cung cấp cho đối tượng quan trọng, lấy mẫu để đánh giá ngay hôm đó.
Lấy xác suất đại diện
để đánh giá
Phương thức 6: không có
đánh giá đặc tính kỹ thuật, chỉ đánh giá các quá trình, dịch vụ.
Từ phương thức 1 đến 5 có đánh giá mẫu
điển hình.
Trong
8 phương thức chủ yếu 2 vấn đề: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình
sản xuất,, đánh giá lần 1 để cấp giấy chứng nhận và đánh giá giám sát định kỳ
hằng năm.
“BẢN CHẤT CỦA 8 PHƯƠNG THỨC: RẤT
QUAN TRỌNG, HOẠT ĐỘNG MANG TÍNH TOÀN CẦU, HIỂU RÕ ĐƯỢC VẤN ĐỀ ĐANG LÀM”
Cụ thể:
Phương
thức 8: lấy 100% mẫu
Phương
thức 7: lấy mẫu theo xác suất
Phương
thứ 1-5: lấy mẫu điển hình
Phương
thức 6: đánh giá sản xuất
Phương
thứ 8, 7 và 1 không có đánh giá sản xuất, xem đặc tính sản phẩm tốt là chất
lượng chứ k đánh giá quá trình. PT 8 đánh giá trên sản phẩm. Phương thức 2-5:
tính chất sản phẩm không yêu cầu an toàn cao nên đánh giá một lần có hiệu lực
lâu dài trong vòng 3 năm tuy nhiên cần kèm theo giám sát quá trình quản lý đảm
bảo
PT
1-5: Trong hoạt động đánh giá lần 1 việc lấy mẫu tại nơi sản xuất, nhưng đánh
giá giám sát có sự khác nhau, pt 2 đánh giá lấy mẫu tại thị trường, và không
cần đánh giá quy trình sản xuất. Pt 3 lấy mẫu tại nơi sản xuất và đánh giá quá
trình sản xuất.
Sản phẩm là kết quả của
quá trình sản xuất, sử dụng cùng nguyên vật liệu, cùng quy trình sản xuất,..
nhưng điều kiện khác nhau, thiết sẽ có phương thức đánh giá khác nhau vì đây là
2 sản phẩm khác nhau.
Hoặc ví dụ lấy nguồn
nguyên liệu ở 2 địa điểm khác nhau thì có phương thức đánh giá khác nhau.
c. Công
bố hợp chuẩn sau khi đánh giá, chứng nhận
Việc công bố hợp chuẩn
được thực hiện theo các bước sau:
1. Bước 1: Đánh giá sự
phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết
tắt là đánh giá hợp chuẩn).
a) Việc đánh giá hợp
chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân
công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.
Điểm a này đề cập đến 2
vấn đề, ai đánh giá và hình thức đánh giá.
Hình thức công bố sự
phù hợp: thứ nhất bên 1 (nhà sản xuất), bên thứ 2 là khách hàng hoặc người tiêu dùng, bên thứ 3
là tổ chức độc lập.
1: nhà sản xuất – ví dụ
bí quyết ngành nghề, hoặc sản phẩm mà không ai có khả năng đánh giá mà chỉ có
nhà sản xuất mới đánh giá được như máy bay, tên lửa,.., hoặc có thể những sản
phẩm mang tính vượt trội cao…sản phẩm đơn thuần,…
2: người tiêu dùng đánh
giá, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng đánh giá:
3: bên 1 và bên 2 đều
có quyền lợi nên cần có bên thứ 3 đánh giá, tổ chức chứng nhận độc lập, hoặc
cũng có thể các tổ chức doanh nghiệp không có khả năng thực hiện nên phải cần
bên thứ 3 thực hiện.
Việc đánh giá hợp chuẩn
được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 6
của Thông tư này; đưa ra phương phức đánh giá phù hợp, phương thứ 5 và 7 không
bắt buộc.
b) Kết quả đánh giá hợp
chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là căn cứ để tổ chức, cá nhân công
bố hợp chuẩn.
2. Bước 2: Đăng ký hồ
sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc
đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục), vì đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn thì do Bộ quản lý.
Ngoài
ra ở thông tư này còn nắm 1 số điều khoản đối với việc hồ
sơ đăng ký công bố hợp chuẩn như ở điều 9 và xử lý hồ sơ công
bố hợp chuẩn ở điều 10.
Vấn đề này phân làm 2
trường hợp cụ thể là giao cho bên thứ 3 – tổ chức chứng nhận đánh, thứ 2 là tự
đánh giá hay gọi là bên thứ 1 đánh giá. Hai trường hợp này khác nhau: trường hợp 3 khác trường hợp 1 ở chỗ không
có giấy chứng nhận vì tự làm thì cần bổ sung quy trình sản xuất và kết quả thử
nghiệm
Hồ
sơ công bố hợp chuẩn với trường hợp tự đánh giá thì cần quy trình và kết quả
thử nghiệm, nếu đã được đánh giá quy trình rồi thì chỉ cần cấp giấy chứng nhận.
Tùy
vào nhu cầu của KH mà cung cấp dịch vụ tương ứng với chất lượng tương ứng (liên
quan đến cấp chất lượng) ( giá cá khác nhau) => KH chịu trách nhiệm về kết
quả. VIETCERT đảm bảo cấp chứng nhận đó đủ cơ sở pháp lý.
5. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.
Ở mỗi luật có mỗi yêu
cầu về dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy: Nhưng định nghĩa về vấn đề này cũng khá
giống nhau.
Đối
với Luật tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật:
·
Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là dấu hiệu
chứng minh sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ
thuật tương ứng.
·
Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng
hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp chuẩn.
·
Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng
hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Đây
là định nghĩa dấu hợp chuẩn, hợp quy theo luật tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật
Còn đối với thông tư 28 có thêm các lưu ý về
dấu hợp chuẩn và dấu hợp quy:
Theo điều 4 chương I thông tư 28:
Ø Dấu
hợp chuẩn và sử dụng dấu hợp chuẩn
-
Dấu hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã
đăng ký quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và sử dụng dấu hợp chuẩn
cấp cho đối tượng được chứng nhận hợp chuẩn và phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản
sau đây:
-
Bảo đảm rõ ràng, không gây nhầm lẫn với
các dấu khác;
-
Phải thể hiện được đầy đủ ký hiệu của
tiêu chuẩn làm căn cứ chứng nhận hợp chuẩn.
Trường
hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn trên cơ sở kết quả tự đánh giá thì không
phải quy định về hình dạng, kết cấu, cách thể hiện và không được sử dụng dấu
hợp chuẩn.
Ø Dấu
hợp quy và sử dụng dấu hợp quy
-
Dấu hợp quy có hình dạng, kích thước
theo quy định;
-
Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên
sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao bì hoặc trong tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn
gắn trên sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ thấy, dễ đọc;
-
Dấu hợp quy phải bảo đảm không dễ tẩy
xóa và không thể bóc ra gắn lại;
-
Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc
thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước cơ bản của dấu hợp quy quy định
và nhận biết được bằng mắt thường;
-
Dấu hợp quy phải được thiết kế và thể hiện
cùng một màu, dễ nhận biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét